Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 48 - 49)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp: Nguồn tài liệu sẽ được nghiên cứu gồm có 3 nhóm tài liệu:

- Các báo cáo nghiên cứu liên quan đến giám sát đầu tư công của cộng đồng ở khu vực nông thôn trong cũng như ngoài nước.

- Các văn bản pháp lý liên quan đến các quy định, chính sách đối với giám sát đầu tư cộng đồng cấp quốc gia và địa phương như tỉnh, huyện và xã.

- Các báo cáo và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa bàn nghiên cứu và các số liệu thông kê liên quan đến kết quả giám sát các hoạt động đầu tư công của cộng động tại địa bàn nghiên cứu.

2.3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ theo phiếu điều tra đã thiết kế sẵn: + Số lượng người phỏng vấn: đã tiến hành phỏng vấn 90 hộ, ở 02 xã điều tra để thu thập các thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu.

+ Nội dung phỏng vấn: thu thập các thông tin về thực trạng giám sát của cộng đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, những đánh giá của cộng đồng về Ban giám sát ở thôn, xã và hiệu quả của các hoạt động đầu tư công ở địa phương, hiểu biết và nhận thức của người dân về văn bản pháp lý nhà nước trong giám sát, yếu tố ảnh hưởng đối với việc tham gia trong giám sát.

- Phương pháp thảo luận nhóm:

+ Số nhóm: 02 nhóm, số lượng 10-15 người/1nhóm/1xã để thảo luận

•Nhóm 1 ở cấp xã: các cán bộ chuyên môn của UBND xã, đại diện các đoàn thể quần chúng và thành viên của chủ thể tổ chức giám sát đầu tư công cộng đồng cấp xã (Ban thanh tra Nhân dân hoặc Ban Giám sát xã).

•Nhóm 2 ở cấp thôn: đại diện chính quyền, đoàn thể cấp thôn, chủ thể tổ chức giám sát đầu tư công cộng đồng thôn (Ban Giám sát thôn) và người dân hưởng lợi.

+ Nội dung thảo luận: thông tin khái quát về tình hình thực hiện đầu tư trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Cách thức tổ chức giám sát đầu tư

công trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, những rào cản ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát đầu tư công của cộng đồng, đề xuất kiến nghị đối với UBND xã và huyện về thực hiện giám sát cộng đồng.

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

+ Số lượng người được phỏng vấn: phỏng vấn khoảng 10 người trong đó bao gồm cán bộ thôn, đại diện của các tổ chức đoàn thể, đại diện chính quyền và hội đồng nhân dân xã và người dân am hiểu thông tin của các thôn có nhiều công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đã được thực hiện.

+ Nội dung phỏng vấn: tìm hiểu các thông tin về thực trạng đầu tư công trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Thu thập thông tin về các hình thức phối hợp trong giám sát và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát đầu tư công của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)