Cơ cấu tổ chức của ban giám sát đầu tư công cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 60 - 62)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.2 Cơ cấu tổ chức của ban giám sát đầu tư công cộng đồng

3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức của ban giám sát đầu tư công cộng đồng ở cấp xã

Cơ cấu tổ chức của ban giám sát đầu tư công cộng đồng là yếu tố quyết định đến thành công của hoạt động giám sát. Do vậy, chúng tôi tiến hành tìm hiểu cơ cấu tổ chức của BGSĐTCCĐ xã và kết quả cho thấy việc thành lập BGSĐTCCĐ xã được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch UBMTTQ xã, cụ thể được thể hiện qua bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4. Cơ cấu tổ chức của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng xã

khảo sát Số lượng Trưởng

ban Phó ban Thành viên

Quảng

Công 11

Phó chủ tịch Mặt Trận xã

Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn

Ban công tác Mặt trận thôn: 9 người/9 thôn Quảng Phú 14 Phó chủ tịch Mặt trận xã Không có phó ban

Thôn đội: 2 người, Chi hội trưởng chi hội nông dân thôn: 5 người; Đảng viên ưu tú thôn: 1 người; Đoàn TN thôn: 2 người; Đại diện người dân tại các thôn: 3 người

“Nguồn: Thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu” Kết quả bảng 3.4 cho thấy, xã Quảng Phú và Quảng Công đã thành lập BGSĐTCCĐ xã nhưng về cơ cấu tổ chức ở hai xã có số lượng thành viên và thành phần tham gia khác nhau hoàn toàn.

Tại Quảng Công, số lượng thành viên có 11 người trong đó Trưởng ban là Phó chủ tịch Mặt trận xã và Phó ban là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, những thành viên còn lại là những người ở trong Ban công tác Mặt trận thôn. Qua đó cho thấy, cơ cấu tổ chức của BGSĐTCCĐ xã Quảng Công chủ yếu huy động cán bộ kiêm nhiệm từ tổ chức chính trị là UBMTTQ xã và thôn.

Đối với xã Quảng Phú về cơ cấu tổ chức khác hẳn so với xã Quảng Công, số lượng thành viên có 14 người trong đó trưởng ban là Phó chủ tịch Mặt trận xã và không có phó ban. Những thành viên còn lại huy động từ nhiều cán bộ kiêm nhiệm ở thôn như hội nông dân, đoàn thanh niên, đảng viên ưu tú, thôn đội… và 3 người dân ở các thôn. Nguyên nhân có sự khác biệt này là do công tác bầu chọn thành viên tham gia vào BGSĐTCCĐ xã được các thôn tổ chức họp và người dân bình chọn theo tinh thần dân chủ.

3.2.2.2 Cơ cấu tổ chức của ban giám sát đầu tư công của cộng đồng ở cấp thôn

Hiện tại ở tất cả các thôn việc thực hiện giám sát các công trình đầu tư công chịu sự chi phối từ Ban phát triển xây dựng nông thôn mới. Bảng 3.5 thể hiện cơ cấu tổ chức giám sát đầu tư công của cộng đồng ở thôn.

Bảng 3.5. Cơ cấu tổ chức của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng ở thôn

Xã khảo

sát Trưởng ban Thành phần, cách thức bầu chọn thành viên Quảng Công Trưởng ban công tác Mặt trận thôn - Số lượng: 3 người

- Thành phần: Trưởng ban công tác mặt trận thôn làm trưởng ban, trưởng thôn, 1 người ở tổ chức đoàn thể tùy loại công trình.

- Cách thức: Ban phát triển thôn chịu trách nhiệm cử 3 thành viên trong ban phát triển thôn.

Quảng Phú

Trưởng thôn Có 2 cách thành lập BGSĐTCĐ thôn: - Cách 1:

+ Số lượng: 4 người

+ Thành phần: Ba thành viên là người dân trong thôn đảm nhận nhiệm vụ chính, 1 thành viên còn lại là BPT thôn thay nhau thực hiện nhiệm vụ.

- Cách 2:

+ Số lượng: 5 người

+ Thành phần: Bí thư, trưởng thôn, mặt trận thôn và 1 đại diện đoàn thể, đại diện người dân

- Cách thức: Ban phát triển thôn sẽ họp người dân ở thôn bầu chọn ra các thành viên, trưởng thôn là trưởng ban giám sát.

“Nguồn: Thảo luận nhóm” Bảng 3.5 cho thấy, mỗi thôn có cách thức bầu chọn thành viên BGSĐTCCĐ thôn khác nhau. Cụ thể ở xã Quảng Công việc thành lập ra Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn do Trưởng ban công tác Mặt trận thôn chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Các thành viên tham gia là trưởng thôn và 1 người trong tổ chức đoàn thể. Sự bầu chọn các thành viên chủ yếu do Trưởng ban phát triển thôn lựa chọn và không có sự tham gia của người dân từ việc chọn thành viên và tham gia giám sát. Nguyên nhân là do những công trình đầu tư ở thôn rất ít, nên khi bầu chọn thành viên tham gia vào BGSĐTCCĐ thôn sẽ lựa chọn cán bộ kiêm nhiệm ở thôn bởi họ hiểu rõ tình hình ở thôn và trách nhiệm của một cán bộ giám sát. Người dân cũng ít quan tâm đến những công việc giám sát các công trình đầu tư công ở địa phương, cán bộ giám sát sẽ không có thù lao hỗ trợ nên cũng hạn chế sự tham gia của người dân.

Tại Quảng Phú, các thôn ở đây có cách thành lập Ban giám sát thôn khác nhau. Thực tế ở xã có 2 cách lựa chọn thành viên và số lượng như sau:

- Cách thứ nhất, số lượng khoảng 4 người, thành phần chính là 3 người dân ở trong thôn được mọi người trong thôn đánh giá là có năng lực, nhiệt tình, kinh tế ổn định và nắm rõ tình hình của địa phương, thành viên cuối cùng là Ban phát triển thôn thay nhau thực hiện nhiệm vụ.

- Cách thứ hai, số lượng thành viên nhiều hơn khoảng 5 người bao gồm bí thư, trưởng thôn, mặt trận thôn và 1 đại diện đoàn thể, đại diện người dân.

Tuy có sự khác nhau về thành phần của Ban giám sát thôn nhưng cách thức bầu chọn hoàn toàn giống nhau đó là Ban phát triển thôn tiến hành họp dân bầu chọn thành phần của Ban giám sát thôn. Quan trọng trong quá trình thành lập Ban giám sát thôn của xã Quảng Phú đã tạo được sự dân chủ khi có sự tham gia của người dân trong thực hiện bầu chọn và tham gia giám sát.

Qua đó cho thấy, tuy cùng một xã nhưng ở mỗi thôn có cách thức bầu chọn thành viên tham gia BGSĐTCCĐ thôn hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân chính là do chưa có văn bản pháp luật quy định về việc thành lập BGSĐTCCĐ thôn nên các thôn dựa trên tình hình thực tế để lựa chọn thành viên tham gia BGSĐTCCĐ thôn. Ngoài ra, kinh phí đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giám sát và ảnh hưởng đến thành phần của Ban giám sát thôn. Những công trình nào do UBND xã hay cấp trên làm chủ đầu tư và người dân không cần đóng góp thì thành phần trong Ban giám sát sẽ không có người dân tham gia. Nhưng đối với những công trình mà người dân phải đóng góp kinh phí người dân sẽ cử đại diện tham gia giám sát (người nhiệt tình, năng nỗ, trách nhiệm…). Đối với những công trình nhỏ và kết thúc ngay sau 1 tuần thì sẽ không có kinh phí hỗ trợ giám sát, nếu những công trình xây dựng trong khoảng thời gian dài thì thôn sẽ trích quỹ thôn hỗ trợ kinh phí cho đại diện của người dân là 30.000 – 50.000đ/ngày. Điều này phần nào khuyến khích người dân tham gia nhiệt tình và trách nhiệm đối với công việc giám sát mà người dân ở thôn giao phó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)