3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.5.2 Khả năng tiếp cận thông tin phápluật của người dân về nội dung và quyền giám
giám sát đầu tư công của cộng đồng
Ngoài khả năng tiếp cận được các thông tin pháp luật nhưng việc hiểu nội dung của các văn bản pháp luật và vận dụng trong thực tiễn giám sát đầu tư công của cộng đồng của người dân là điều quan trọng. Bảng 3.19 sau thể hiện tỷ lệ số hộ được phổ biến các nội dung quy định của pháp luật về giám sát đầu tư công của cộng đồng.
Bảng 3.19. Tỷ lệ số hộ được phổ biến các nội dung quy định của pháp luật về giám sát
đầu tư công của cộng đồng
(Đơn vị: %, N=90)
Chỉ Tiêu
Quảng Công Quảng Phú Chung
Được phổ biến (%) Không được phổ biến (%) Được phổ biến (%) Không được phổ biến (%) Được phổ biến (%) Không được phổ biến (%)
Nội dung Giám sát đầu tư
cộng đồng 78,57 21,43 76,19 23,81 77,38 22,62 Phạm vi Giám sát đầu tư
cộng đồng 75 25 71,43 28,57 73,22 26,78 Cơ cấu tổ chức Giám sát
đầu tư cộng đồng 77,86 22,44 61,90 38,10 64,88 35,12 Trách nhiệm, quyền hạn
của Ban Giám sát đầu tư Cộng đồng
78,57 21,43 61,90 38,10 70,24 29,76
Cơ chế phản ảnh/báo cáo
kết quả GSCĐ 60,71 39,29 61,90 38,10 61,31 38,69 Khen thưởng và xử phạt vi
phạm 57,14 42,86 14,29 85,71 35,72 64,28 Quyền dân chủ cơ sở của
người dân 89,29 10,71 90,48 9,52 89,89 10,11 “Nguồn: phỏng vấn hộ, 2016” Số liệu bảng 3.19 cho thấy, có một tỷ lệ khá cao số ý kiến trả lời là không được cung cấp nội dung khen thưởng và xử lý vi phạm trong các quy định pháp luật về giám sát đầu tư công của cộng đồng với 64,28% ý kiến trả lời. Tỷ lệ này ở Quảng Công và Quảng Phú tương ứng là 42,86% và 85,71%. Theo ý kiến của các hộ khảo sát, nguyên nhân chính là nội dung khen thưởng và kỷ luật thường không được thực hiện trong quá trình thực tiễn giám sát đầu tư công của cộng đồng, chỉ là những hướng dẫn chung chung và không cụ thể nên họ cũng không để ý.
Số liệu ở bảng 3.19 cũng cho thấy, nội dung giám sát cơ chế phản ảnh/báo cáo kết quả GSCĐ có số ý kiến trả lời khá cao là không được phổ biến thông tin với 38,69%. Trong đó số ý kiến trả lời không được tiếp cận thông tin ở xã Quảng Công và
Quảng Phú tương ứng là 39,29% và 38,10%. Nội dung này chưa được BGSĐTCCĐ vận dụng đúng với quy định của văn bản hướng dẫn này khi phát hiện các sai phạm trong quá trình giám sát tại địa phương, người dân họ rất ngại khi làm văn bản giấy tờ trình báo cho các cơ quan chức năng, những kết quả kiến nghị khi được giải quyết không được BGSĐTCCĐ thông tin lại cho người dân biết.
Số liệu ở bảng 3.19 cũng cho thấy, cơ cấu tổ chức giám sát đầu tư cộng đồng là một nội dung quan trọng nhưng vẫn có số ý kiến trả lời không được phổ biến thông tin là 35,12%. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ trả lời không được phổ biến thông tin ở Quảng Công là nhiều hơn so với xã Quảng Phú với số ý kiến trả lời lần lượt là 38,10% và 22,44%. Thực tế khảo sát cho thấy nguyên nhân chủ yếu là cơ cấu tổ chức giám sát đầu tư cộng đồng ở xã Quảng Công không có sự tham gia của người dân nên người dân ít biết đến nội dung này. Ngoài ra, một phần nguyên nhân là người dân không tham gia những buổi họp thôn, hoặc những người trong gia đình có tham gia nhưng không phổ biến lại cho các thành viên khác của gia đình.
Bên cạnh việc tiếp cận các nội dung về văn phản pháp luật liên quan đến giám sát đầu tư công của cộng đồng, thì người dân cũng cần phải biết mình có các quyền nào liên quan đến giám sát đầu tư công của cộng đồng, nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giám sát của mình đối với các công trình đầu tư của cộng đồng.Kết quả khảo sát sự hiểu biết của cộng đồng đối với các quyền của người dân được pháp luật quy định trong giám sát đầu tư của cộng đồng được tổng hợp qua bảng số liệu 3.20:
Bảng 3.20. Sự hiểu biết của người dân về các quyền được pháp luật quy định trong
giám sát đầu tư công của cộng đồng.
(Đơn vị:%, N=90)
Các quyền của người dân được pháp luật quy định Đúng (%) Sai (%) Không biết (%)
1.Quyền được cung cấp các thông tin về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã;
83,82 2,94 13,24
2.Quyền được cung cấp các thông tin về dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư, công trình trên địa bàn cấp xã;
98,53 1,47 0,00
3.Quyền được cung cấp các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã;
83,82 2,94 13,24
4.Quyền được cung cấp các thông tin về quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp;
89,71 1,47 8,82
5.Quyền được cung cấp các thông tin kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn;
91,18 1,47 7,35
6.Quyền tham gia bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí;
100 0,00 0,00
7.Quyền thực hiện giám sát thông qua hoạt động của Ban
thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng 73,53 4,41 22,06 8.Quyền trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
83,08 0,00 16,92
9.Quyền bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân,
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng 84,85 1,52 13,64 “Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016”
Số liệu ở bảng 3.20 cho thấy, hầu hết người dân được khảo sát đều hiểu biết về