3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.2. Điều kiện văn hóa – xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số và lao động là nhân tố quyết định đến việc phát triển kinh tế của huyện, là nguồn nhân lực chính trong việc phát triển kinh tế và xã hội của huyện. Tuy nhiên, dân
số và lao động cũng là nhân tố làm cản trở việc phát triển khi việc làm và đời sống của người dân không được đảm bảo. Thực tế cho thấy Quảng Điền có lực lượng lao động rất dồi dào và nhiều tiềm năng để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đến năm 2010 dân số của huyện là 92.572 người, mật độ trung bình 568 người/km2, phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở các xã Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thành, thị trấn Sịa, thưa thớt ở các xã Quảng Thái, Quảng Công. Nhưng nhìn chung, dân số của toàn huyện là cao, tăng theo từng năm, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm năm 2005 (19,61%), năm 2010 (13,49%) và năm 2015 (11,02%), đây là dấu hiệu cuả cấu trúc dân số già, nhưng tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của huyện vẫn chiếm tỷ lệ cao, năm 2010 là 6.782 người chiếm 54,6% và năm 2015 là 7.336 người chiếm 57,9%. Do đó, lực lượng lao động dồi dào phục vụ cho phát triển kinh tế của huyện.
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (Đơn vị:%)
Năm 2010 2011 2012 2015
Tổng 100 100 100 100
Công nghiệp – xây dựng 12,0 13,1 14,3 18,0 Nông – Lâm - Ngư 59,9 57,3 54,7 48,0
Dịch vụ 28,1 29,6 31,0 34,0
“Nguồn: Báo cáo của phòng thống kê huyện Quảng Điền năm 2015” Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, lao động vẫn tập trung chủ yếu khu vực kinh tế nông nghiệp. Nhưng nhìn chung xu hướng phân công lao động theo hướng giảm lao động trong khu vực kinh tế nông nghiệp từ 59,9% năm 2010 giảm còn 48% năm 2015. Lao động của các ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 12,0% năm 2010 lên đến 18,0% năm 2015 và ngành dịch vụ tăng từ 28,1% năm 2010 lên 34,0% năm 2015.
Qua đó cho thấy, sự phân công lao động đã có những thay đổi theo định hướng phát triển kinh tế của huyện là Công nghiệp – Nông nghiệp – Dịch vụ. Tuy nhiên, thực tế lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu lao động kinh tế của huyện. Do đó, Quảng Điền cần có chính sách để sự phân công lao động theo ngành kinh tế của huyện phù hợp hơn.
3.1.2.2 Giáo dục
Trong thời gian qua, các đơn vị đã chủ động trong việc cải tiến, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, công tác soạn giảng, chấm chữa, công tác khảo sát chất lượng học tập củ học sinh để có kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng đối với học sinh yếu, một số đơn vị có điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đã động viên giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
Đến năm 2010 thì 100% trường tiểu học đã xây dựng phòng thực hành, phòng bộ môn, huy động các nguồn lực để xây dựng tủ sách dùng chung và xây dựng thư viện chuẩn, tiếp tục chỉ đạo đơn vị THCS Quảng Phú trong năm học 2015-2016 thành trường đạt chuẩn quốc gia và đang chờ đợi hồ sơ đề nghị của tỉnh về kiểm tra công nhận. Quan tâm mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động chuyên môn của các đơn vị trường học.
Công tác giáo dục hướng nghiệp cho khối học sinh THCS cũng đã được Phòng Giáo dục phối hợp với trung tâm khoa học kỹ thuật hướng nghiệp huyện để huy động học sinh trên địa bàn huyện tham gia học nghề và tổ chức thi nghề cho các em.
Hoàn thành kiểm tra phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010 của các xã, thị trấn, kết quả 10/11 xã, thị trấn đạt chuẩn và huyện tiếp tục đạt chuẩn phổ cập THCS (xã Quảng Vinh không đạt), đồng thời thông qua bước 1 đề án nâng Trung tâm dạy nghề huyện thành Trường trung cấp nghề.
Huyện thường xuyên tập trung rà soát đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho giáo dục, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý khối tiểu học và chỉ đạ hội thảo rao đổi chuyên môn khối THCS. [24]
Nhìn chung, công tác giáo dục luôn được các cấp, các ngành quan tâm, Đến thời điểm hiện nay, tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy học đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của huyện.
3.1.2.3 Y tế
Huyện luôn luôn thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, nâng cao chất lượng, tăng cường công tác tuyên truyền, giám sát dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Huyện thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra liên ngành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các cơ sở sản xuất kinh doanh và hướng dẫn toàn dân đả bảo vệ sinh thực phẩm, chủ động phương án phòng dịch bệnh, đồng thời đã chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là bố trí đội ngũ y bác sỹ, chuẩn bị các điều kiện phục vụ tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, chất lượng khám chữa bện ở các trạm y tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, lực lượng y tế thôn ngày càng hiệu quả.
Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy, 100% số xã có trạm y tế cấp xã. Số giường bệnh ngày càng được bổ sung, trong đó ở bệnh viện tăng từ 50 giường bệnh năm 2010 lên 60 giường bệnh năm 2015. Ngoài ra, số bác sỹ trình độ cao và y tá, nữ hộ sinh ngày càng tăng. Trong đó số bác sỹ có trình độ cao tăng từ 28 người năm 2010 lên 32 người năm 2015, đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Số liệu ở bảng 3.2 cũng cho thấy, số y sỹ kỹ thuật viên và ngành y đang ngày càng giảm từ 48 người (2010) xuống còn 37 người (2015). Vì vậy, cần bổ sung kịp thời lực lượng y bác sỹ, kỹ thuật viên để phục vụ tốt hơn nữa công tác khám chữa bệnh và cấp bán thuốc cho người dân.
Bảng 3.2. Số cơ sở y tế, cán bộ y tế và số giường bệnh
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2015
Số cơ sở y tế
Bệnh viện Trạm 1 1 1 1
Phòng khám đa khoa khu vực Trạm 2 1 1 1 Trạm y tế xã - Thị trấn Trạm 11 11 11 11
Số giường Bệnh
Bệnh viện Cái 50 60 60 60
Phòng khám đa khoa khu vực Cái 10 20 20 20 Trạm y tế xã – Thị trấn Cái 88 88 88 88
Số cán bộ y tế
Ngành y Người 48 40 38 37
Bác sỹ trình độ cao Người 28 28 30 32 Y sỹ kỹ thuật viên Người 48 40 38 37 Y tá, nữ hộ sinh Người 44 54 58 67
Ngành dược Người 6 7 7 7
“Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Quảng Điền năm 2010” Nhìn chung, huyện Quảng Điền đã có những đầu tư cho công tác y tế, tất cả các xã đều có trạm y tế, đầy đủ giường bệnh nhân. Tuy nhiên, trang thiết bị khám chữa bệnh vẫn còn chưa đầy đủ và hạn chế. Do đó, cần phải đầu tư hỗ trợ thêm trang thiết bị khám chữa bệnh để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
3.1.2.4 Văn hóa
Toàn huyện đã phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, có 10/11 xã được công nhận là xã văn hóa năm 2015.
Phong trào văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao có chuyển biến tích cực. Đã tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các điểm vui chơi trong dịp Tết nguyên đán và các ngày lễ, hội tạo không khí vui tươi, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội, mê tín, dị đoan...[24]