Kiến đánh giá của người dân về hiệu quả của các công trình đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 81 - 84)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.3 kiến đánh giá của người dân về hiệu quả của các công trình đầu tư xây dựng

dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương

3.3.3.1 Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả của các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương khi chưa có giám sát đầu tư công

Để có thể nắm rõ hiệu quả của các của các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng tôi đã tìm hiểu đánh giá của người dân về hiệu quả của các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương khi chưa có giám sát đầu tư công, kết quả được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kết quả đánh giá của người dân về hiệu quả đầu tư của các công

trình cơ sở hạ tầng ở địa phương khi chưa có giám sát đầu tư công

(Đơn vị:%, N=90)

Chỉ tiêu Quảng Công Quảng Phú Tổng

Không hiệu quả 0,0 0,0 0,0

Chưa hiệu quả 5,88 12,50 9,09

Hiệu quả 58,83 71,87 65,15

Rất hiệu quả 35,29 15,63 25,76

“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016” Số liệu ở bảng 3.13 cho thấy, hầu hết những ý kiến đánh giá của người dân về các công trình đầu tư xây dựng ở địa phương là hiệu quả, không có ý kiến nào là không hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến đánh giá chưa hiệu quả với tỷ lệ 9,09% số hộ ý kiến. Trong đó tỷ lệ số hộ ý kiến chưa hiệu quả ở 2 xã Quảng Phú và Quảng Công tương ứng với 12,50% và 5,88%. Bởi lý do là hiện tại ở địa phương vẫn còn rất nhiều công trình sai phạm và đang chờ đợi khắc phục sửa chữa (10 công trình ở Quảng Phú và 3 công trình ở Quảng Công), việc sửa chữa kéo dài thời gian rất lâu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Số liệu ở bảng 3.13 cũng cho thấy, ý kiến đánh giá của người dân về các công trình đầu tư xây dựng ở địa phương là hiệu quả chiếm tỷ lệ rất cao với 65,15% ý kiến. Trong đó tỷ lệ số hộ ý kiến hiệu quả ở 2 xã Quảng Phú và Quảng Công tương ứng với 71,88%và 58,82%. Nguyên nhân là những công trình đầu tư xây dựng đều đáp ứng đúng nhu cầu của người dân, phục vụ đời sống hàng ngày như những công trình xây dựng mạng lưới điện, đường bê tông, nhà văn hóa…

Số liệu ở bảng 3.13 cũng cho thấy, ý kiến đánh giá của người dân về các công trình đầu tư xây dựng ở địa phương là rất hiệu quả với 25,76% ý kiến. Tỷ lệ số hộ ý kiến rất hiệu quả ở 2 xã Quảng Phú và Quảng Công tương ứng với 15,63% và 35,29%. Lý do là người dân thấy được những lợi ích mang lại từ những công trình xây dựng, người dân chỉ cần đóng góp thêm một phần kinh phí là đã có những công trình mới phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày.

Tóm lại, người dân đánh giá rất cao những công trình đầu tư xây dựng ở địa phương. Nhưng vẫn còn nhiều công trình sai phạm và khi đua vào sử dụng nhanh hư hại nên cần phải có những hoạt động giám sát để chất lượng của công trình ngày càng tốt hơn.

3.3.3.2 Kết quả đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động của BGSĐTCCĐ xã/thôn

Hoạt động của BGSĐTCCĐ xã/thôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả của các hoạt động đầu tư công. Do đó, chúng tôi đã tìm hiểu về chỉ tiêu này và kết quả thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động BGSĐTCCĐ

xã/thôn

(Đơn vị:%, N=90)

Chỉ tiêu Quảng Phú Quảng Công Chung

Ý kiến đánh giá về hiệu quả hoạt động của Ban giám sát xã

Không hiệu quả 0,00 0,00 0,0

Chưa hiệu quả như mong đợi 18,50 18,75 18,63

Hiệu quả 86,50 60,25 73,38

Rất hiệu quả 5,00 21,00 13,14

Ý kiến đánh giá về hiệu quả hoạt động của Ban giám sát thôn

Không hiệu quả 0,0 0,0 0,0

Chưa hiệu quả như mong đợi 3,57 4,0 3,78

Hiệu quả 63,57 54 58,79

Rất hiệu quả 32,86 42 37,43

“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016” Đối với BGSĐTCCĐ xã, số liệu ở bảng 3.14 cho thấy, ở hai điểm nghiên cứu đa số người dân đánh giá cao hiệu quả và rất hiệu quả hoạt động của Ban giám sát xã với tỷ lệ tương ứng 73,38% và 13,14%, không có ý kiến nào đánh giá là không hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn có 18,63% ý kiến đánh giá là hoạt động chưa hiệu quả như mong đợi. Người dân rất kỳ vọng vào Ban giám sát xã nhưng thực tế Ban giám sát xã vẫn chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình vẫn còn nhiều công trình thất thoát, lãng phí. Nguyên nhân là thành phần tham gia BGSĐTCCĐ xã, họ là cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiều vai trò và công việc cùng một lúc nên việc giám sát vẫn còn hạn chế. Những công trình xây dựng ở xã là những công trình lớn đòi hỏi cán bộ giám sát phải có chuyên môn để đọc bản vẽ thiết kế, bảng dự trù vật tư… nhưng hiện tại năng lực của cán bộ giám sát vẫn còn hạn chế. Chủ thầu, nhà đầu tư cũng rất khó khăn khi cung cấp thông tin về các công trình đầu tư xây dựng cho BGSĐTCCĐ xã.

Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy, BGSĐTCCĐ thôn được người dân đánh giá hiệu quả và rất hiệu quả với tỷ lệ tương ứng là 58,79% và 37,43% nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ 3,78% ý kiến đánh giá chưa hiệu quả như mong đợi. Nguyên nhân là thành phần tham gia BGSĐTCCĐ thôn chỉ được trả thù lao rất thấp từ kinh phí của thôn nên họ tham

gia không thường xuyên. Người dân trình độ chuyên môn còn hạn chế nên không kịp thời phát hiện ra những sai phạm nhanh chóng sau khi đi vào hoàn tất sử dụng mới phát hiện sai phạm. Tuy nhiên, những công trình đầu tư tại thôn là những công trình nhỏ, chủ thầu là người dân ngay tại địa phương nên việc thực hiện giám sát của BGSĐTCCĐ thôn dễ dàng hơn.

Nhìn chung, BGSĐTCCĐ xã/thôn được người dân đánh giá cao về hiệu quả hoạt động, tuy vẫn còn những hạn chế và chưa đạt như mong muốn của người dân nguyên nhân chủ yếu là năng lực giám sát của cán bộ giám sát, tiền thù lao giám sát quá ít nên tần suất giám sát hạn chế. Do đó, cần có những hoạt động tập huấn nâng cao năng lực giám sát cho cán bộ giám sát, Nhà nước cần có chính sách phù hợp về thù lao cho cán bộ giám sát để hoạt động giám sát của BGSĐTCCĐ hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng công trình và quan trọng lấy được lòng tin từ phía người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)