Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 55 - 57)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.1.3 Điều kiện kinh tế

3.1.3.1 Tình hình phát triển kinh tế

Quảng Điền vốn là một huyện có nhiều ngành thủ công truyền thống, tuy có một số nghề ngày nay đã mai một như trồng dâu, nuôi tằm, đệt lụa... Nhưng có một số nghề vẫn tồn tại và phát triển như đan lát ở Bao La, làng tơi nón ở Ô Sa, nuôi vịt đàn, ấp trứng ở Phú lễ, trồng rau màu ở Thành Trung... Với những ngành nghề khác nhau đã giúp cho kinh tế của huyện ngày càng phát triển.

Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất của huyện năm 2015

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Giá trị Cơ cấu (%)

Tổng giá trị sản xuất 222,755 100%

1. Nông nghiệp 150,453 57,3%

1.1.Trồng trọt 110,123 46,0%

1.2.Chăn nuôi, Nuôi trồng

thủy sản 40,330 11,3%

2. Tiểu thủ công nghiệp, xây

dựng 50,102 13,2%

3. Thương mại - dịch vụ 20,220 29,5%

“Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Quảng Điền năm 2015” Số liệu ở bảng 3.3 cho thấy, cơ cấu giá trị sản xuất huyện từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành nông, lâm ngư nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng – dịch vụ chiếm tỷ lệ tương ứng là 57,3% - 13,2% - 29,5%, mặc dù chưa đạt như chỉ tiêu đặt ra nhưng với tỷ trọng của các ngành hiện nay vẫn giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân của huyện trong 5 năm từ 2001-2005 đạt gần 7,6%, cao hơn cho với bình quân thời kỳ 1996-2000 là 2,4%.

Số liệu ở bảng 3.3 cũng cho thấy, tổng giá trị sản xuất trong huyện bình quân 5 năm qua đạt 222,755 tỷ đồng, tăng 35,2% so với thời kỳ 1996-2000. Trong đó nông nghiệp đạt 150,453 tỷ đồng, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 50,102 tỷ đồng, thương mại với 20,220 tỷ đồng.

Qua đó cho thấy, cơ cấu kinh tế đã được đầu tư đúng hướng, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới. Các ngành, vùng kinh tế điều phát triển phù hợp với điều kiện có được. Chính vì vậy, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2005 đạt 4,71 triệu đồng/năm, tăng 45,3% so với năm 2001. Cơ cấu lao động ngành trong các ngành Nông, Lâm ngư nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, dịch vụ là 48% - 18% - 34% (chỉ tiêu là 67% - 10% - 23%).

Tóm lại, đến nay cơ cấu kinh tế huyện có sự chuyển đổi theo hướng “Dịch vụ - Nông nghiệp – Công nghiệp” đã giúp cho nền kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực và đi đúng hướng với mục tiêu đặt ra.

3.1.3.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc

Huyện đã tích cực đầu tư cho giao thông nông thôn, với chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm, với phương châm nhà nước góp vốn, nhân dân góp vốn và ngày công, trong thời gian qua toàn huyện đã bê tông hóa giao thông nông thôn nhiều tuyến đường, thuận lợi cho giao thông và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian qua huyện cũng đã quan tâm đầu tư đũng mức bê tông hóa kênh mương phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động ý thức chấp hành luật giao thông của mọi người dân ở địa phương, đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phối hợp với ngành giáo dục tổ chức thi tìm hiểu luật giao thông đường bộ cho tất cả các học sinh 11/11 trường THCS. Trong huyện 11/11 xã được phủ sóng truyền thanh, 11/11 có bưu điện văn hóa xã, 100% số xã được hòa mạng lưới điện quốc gia, đặc biệt 11/11 xã có mạng Internet công cộng.

Tổng vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2000-2005 đạt 299,9 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 13,1% và 18,2% so với thời kỳ 1996-2000. Kết quả đầu tư đã làm tăng thêm năng lực sản xuất mới, từng bước phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Một số công trình đưa vào sử dụng như đường Vinh – Phú, Sịa – Quảng Thọ, Sịa – Quảng Phú, cầu Vĩnh Hòa… Nâng cấp 2,3km tỉnh lộ 11A, và 2 km tỉnh lộ 4 đoạn đường An Gia đi Quảng Lợi. Một số công trình thiết yếu đang tiếp tục triển khai xây dựng như cầu Sịa, cầu Tứ Hạ - Quảng Phú, đường Nguyễn Chí Thanh…

Chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn đã hoàn thành được 60% với 52,5/88,2km, chương trình kiên cố hóa kênh mương đã hòan thành 82,6% với 53,8/65km. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng 3 trạm bơm; các đê, đạp dọc sông Bồ, phá Tam Giang được củng cố, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 60,1% diện tích và chống sạt lở. Mạng lưới điện mở rộng đến 98,9% số thôn và trên 95% số hộ dùng điện. Hệ thống cấp nước sinh hoạt dã phát triển đến 25,5 % thôn, nâng tỷ lệ hộ dùng nước sạch, hợp vệ sinh toàn huyện lên 78%. Hoàn thành quy hoạch trung tâm huyện lỵ, trung tâm các xã và tiểu vùng, quy hoạch phát triển.

Tóm lại, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc của huyện đã được trang bị đầy đủ, góp phần đả bảo phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn có hệ thông đường vẫn chưa được bê tông hóa, đài phát thanh chất lượng vẫn chưa đảm bảo… Do đó, cần phải có những chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)