Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám sát đầu tư công của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 62 - 70)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ban giám sát đầu tư công của cộng đồng

đồng xã

3.2.3.1 Chức năng và nhiệm vụ

Ban giám sát đầu tư công cộng đồng xã là một tổ chức nên khi thành lập sẽ có chức năng và nhiệm vụ hoạt động của tổ chức. Nhiệm vụ và chức năng của BGSĐTCCĐ xã gồm:

- Căn cứ vào yêu cầu thực tế cần giám sát đầu tư trên địa bàn xã và hướng dẫn của UBMTTQ xã, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư công của cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đề ra. Giám sát xây dựng các công trình đầu tư công tại xã từ giai đoạn đầu (lựa chọn, lập dự toán…) cho đến giai đoạn kết thúc công trình (thanh quyết toán, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành…)

- Thành viên Ban giám sát phải ký vào nhật ký công trình theo từng ngày hoặc theo tiến độ thi công.

- Trong quá trình thi công công trình, BGSĐTCCĐ xã giám sát chất lượng, khối lượng, giá vật liệu, tiến độ thi công.

- Ký xác nhận vào nhật ký công trình theo từng ngày hoặc theo tiến độ thi công; Khi cần thiết, yêu cầu nhà thầu và chủ đầu tư cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến công trình để thực hiện công tác giám sát đầu tư công của cộng đồng.

- Kiến nghị với Trưởng ban phát triển xã đình chỉ việc thi công công trình khi phát hiện thấy việc thi công không đảm bảo chất lượng, khối lượng và thời gian.

- Tiếp thu các ý kiến của người dân về những vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện công trình.

- Tổng hợp, phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung giám sát các công trình đầu tư công trên địa bàn xã.

- BGSĐTCCĐ xã là một thành phần bắt buộc khi thực hiện các thủ tục nghiệm thu công trình.

3.2.3.2 Phân công trách nhiệm của các thành viên BGSĐTCCĐ xã

Việc phân công trách nhiệm đối với các thành viên trong Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã được thực hiện quy chế hoạt động của Ban GSĐTCCĐ xã, kết quả khảo sát thực tế cho thấy, việc phân công trách nhiệm của các thành viên BGSĐTCCĐ xã như sau:

a. Trách nhiệm của Trưởng ban:

Theo quyết định ban hành quy chế hoạt động của Ban GSĐTCCĐ xã, Trưởng ban có các trách nhiệm như sau: 1)Trưởng ban là người chủ động xây dựng quy chế, kế hoạch, tổ chức thực hiện việc giám sát và báo cáo tình hình hoạt động của Ban GSĐTCCĐ xã; 2) Phối hợp với UBND, các cơ quan đoàn thể, chức năng thực hiện nhiệm vụ của Ban GSĐTCCĐ xã; 3)Trong quá trình giám sát phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giám sát của các thành viên trong BGSĐTCCĐ của từng thôn; 4) Khi tham gia giám sát nếu có sai sót phải chịu trách nhiệm trước UBMTTQ xã; 5) Trưởng ban có nhiệm vụ tiếp nhận, đề xuất, kiến nghị của Ban GSĐTCCĐ thôn và người dân về những trường hợp vi phạm trong quá trình thi công thực hiện ngay tại địa bàn, báo cho cơ quan chức năng để giải quyết; 6) Sau khi có kết

quả giải trình sự việc đối với những khiếu nại, tố cáo của người dân thì phải giải trình kết quả cho người dân biết.

Qua tìm hiểu thực tế, Trưởng ban của BGSĐTCCĐ xã là Phó chủ tịch Mặt trận xã có trách nhiệm phối hợp với các thành viên trong BGSĐTCCĐ xã để thực hiện nhiệm vụ giám sát. Sau khi nắm rõ những thông tin về công trình chuẩn bị giám sát Trưởng ban có trách nhiệm họp với các thành viên trong BGSĐTCCĐ xã để xây dựng bảng kế hoạch, nội dung giám sát và phân công thành viên giám sát nhưng thực tế trưởng Ban vẫn còn bị động bởi phụ thuộc sự chỉ đạo của UBND xã và UBMTTQ xã. Mặc dù theo quy định, Trưởng ban phải phối hợp với UBND xã và các tổ chức đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ của BGSĐTCCĐ xã, tuy nhiên việc phối hợp vẫn còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn vì chưa có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể cách thức tổ chức phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể ở địa phương trong hoạt động giám sát đầu tư công của cộng đồng.

Trong quá trình giám sát Trưởng ban có nhiệm vụ nhắc nhở các thành viên thực hiện đúng nhiệm vụ và tiếp nhận những ý kiến phản ánh khiếu nại của người dân. Thực tế kết quả giải quyết những phản ánh, khiếu nại của người dân vẫn chưa được Trưởng ban giải trình kết quả cho người dân biết và nắm rõ tình hình. Bên cạnh đó cho thấy, thực tế vẫn chưa có những quy định xử phạt cụ thể đối với Trưởng ban khi không hoàn thành nhiệm vụ để Trưởng ban thực hiện công việc trách nhiệm hơn.

Trưởng ban chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban. Tuy nhiên, quá trình phân công không đồng đều và thiếu thống nhất giữa các thành viên, do phụ thuộc vào công trình đầu tư và địa điểm xây dựng công trình. Thông thường, với các công trình triển khai trên địa bàn các thôn, Trưởng Ban BGSĐTCCĐ xã sẽ phân công cho những thành viên là người của thôn trực tiếp phối hợp với Ban Phát triển thôn lập kế hoạch và thực hiện giám sát tại thôn đó. Các thành viên trong Ban sinh sống ở các thôn khác không được phân công, vì nếu có phân công họ cũng không thực hiện vì họ cho rằng công trình đầu tư ở thôn nào thì thôn đó chủ động giám sát.

Tóm lại, Trưởng ban là người đóng vai trò quan trọng giúp cho BGSĐTCCĐ xã hoạt động hiệu quả nhưng thực tế vẫn chưa có những quy định rõ ràng về hình thức khen thưởng và xử phạt đối với Trưởng ban. Do đó, cần có những văn bản pháp luật quy định cụ thể hơn để khuyến khích và thúc đẩy Trưởng ban thực hiện tốt công việc của mình.

b. Trách nhiệm của các thành viên:

Theo quy định trách nhiệm của các thành viên như sau: 1) Thành viên phải tham dự các cuộc họp của Ban GSĐTCCĐ xã; 2) Các thành viên được phân công phụ trách các công việc của Ban GSĐTCCĐ xã, phối hợp công tác với các Ban Công tác mặt

trình của xã khi được phân công; 3) Khi phát hiện ra những sai phạm của việc thi công các công trình thì có nhiệm vụ báo cáo tình hình về Ban GSĐTCCĐ xã để kịp thời giải quyết.

Mặc dù có những quy chế quy định cụ thể về trách nhiệm của các thành viên trong BGSĐTCCĐ xã nhưng thực tế sự phân công công việc cho các thành viên vẫn tùy thuộc vào loại công trình đầu tư cụ thể ngay tại địa phương. Đối với những công trình ở cấp xã như nhà văn hóa xã, trường học, trụ sở UBND xã… thuộc UBND xã làm chủ đầu tư hoặc các công trình theo phương thức chìa khóa trao tay thì Trưởng ban giám sát xã sẽ trực tiếp điều hành công việc giám sát từ tổ chức họp bầu chọn thành viên, lập kế hoạch thực hiện, phân công thành viên giám sát cho đến khi công trình hoàn thành.

Đối với những công trình triển khai tại thôn thì sau khi thành lập Ban giám sát đầu tư cộng đồng thôn sẽ giao trách nhiệm cho các thành viên nằm trong Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn. Trưởng Ban sẽ là trưởng thôn, chịu trách nhiệm thỏa thuận và sắp xếp lịch cho các thành viên thực hiện đúng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

Thực tế ở các thôn, Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn hầu hết được thành lập khi có công trình đầu tư tại thôn, vì thế BGSĐTCCĐ không xây dựng quy chế giám sát. Các thành viên trong BGSĐTCCĐ thôn tự thỏa thuận và sắp xếp lịch giám sát phù hợp với công việc của từng cá nhân nhưng vẫn phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình. Về phần kinh phí hỗ trợ, các thôn tự trích quỹ của thôn hỗ trợ cho 3 thành viên tham gia trong BGSĐTCCĐ thôn với ngày công giám sát là 30.000- 50.000đ/ngày và khi họ không hoàn thành tốt nhiệm vụ của thôn giao phó sẽ bị thay thế bằng người khác, chứ thực tế chưa có một văn bản pháp lý quy định việc xử phạt cũng như khen thưởng các thành viên của BGSĐTCCĐ thôn.

3.2.3.3 Quyền hạn của Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng xã

Để giúp cho BGSĐTCCĐ xã thực hiện tốt công việc của mình thì ngoài những trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện BGSĐTCCĐ xã có những quyền hạn nhất định để hoàn thành công việc giám sát tại địa phương. Kết quả khảo sát cho thấy, những quyền hạn đó cụ thể như sau:

- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,... kế hoạch đầu tư có liên quan trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu các đối tượng chịu sự giám sát đầu tư công của cộng đồng trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư theo nội dung giám sát và thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

- Kiến nghị các cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án trong trường hợp dự án có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hoá - xã hội, vệ sinh môi trường sinh sống của cộng đồng hoặc do chủ đầu tư không thực hiện công khai hoá về đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Phản ánh với các cơ quan nhà nước về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng và kiến nghị các biện pháp xử lý.

Quyền hạn của BGSĐTCCĐ xã được quy định cụ thể và rõ ràng nhưng thực tế việc thực hiện các quyền của BGSĐTCCĐ xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình thực hiện giám sát, BGSĐTCCĐ xã có quyền yêu cầu các đối tượngchịu sự giám sát đầu tư công trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát. Nhưng BGSĐTCCĐ xã vẫn chưa thể yêu cầu chủ thầu, nhà đầu tư cung cấp những nội dung thông tin của những công trình đầu tư công liên quan đến hoạt động giám sát của BGSĐTCCĐ xã hoặc nếu được cung cấp thì nội dung thông tin quá ít không đủ cơ sở để thực hiện việc giám sát. Nguyên nhân là quy chế hoạt động của BGSĐTCCĐ xã vẫn còn chưa rõ ràng nên khi áp dụng vào thực tiễn rất khó khăn làm cho Chủ thầu, nhà đầu tư vẫn chưa thấy được quyền hạn của BGSĐTCCĐ xã. Chủ thầu, nhà đầu tư không muốn cung cấp thông tin cho BGSĐTCCĐ bởi đó là những công trình phức tạp, đòi hỏi chuyên môn mới có thể hiểu. Chính vì vậy mà BGSĐTCCĐ chỉ có thể tham gia giám sát ở cấp độ thấp và những công việc thi công đơn giản, chủ yếu là quan sát phần thi công công trình.

Trong thực tế khi phát hiện ra sai phạm BGSĐTCCĐ xã chỉ có thể kiến nghị lên UBMTTQ xã hoặc UBND để tiến hành giải quyết sai phạm chứ không thể đình chỉ việc thực hiện của chủ thầu, nhà đầu tư như trong quy định quyền hạn của BGSĐTCCĐ xã. Bởi BGSĐTCCĐ xã vẫn còn bị động phụ thuộc sự chỉ đạo của UBND xã và UBMTTQ xã nên thực tế chưa mạnh dạn chủ động giải quyết những trường hợp vi phạm. Ngoài ra, khi xử lý các sai phạm BGSĐTCCĐ xã có kiến nghị cho các cơ quan chức năng những biện pháp xử lý nhưng thực tế các biện pháp xử lý không được quan tâm và khi giải quyết xong các sai phạm mới báo kết quả cho BGSĐTCCĐ xã.

Qua đó cho thấy, mặc dù văn bản pháp luật có những quy định cụ thể về quyền hạn của BGSĐTCCĐ xã nhưng thực tế việc áp dụng các quyền hạn gặp nhiều khó khăn, chưa thể thực hiện được. Do đó, để BGSĐTCĐ thực sự phát huy được chức năng, hiệu quả như mong muốn, cần nâng cao vai trò và trách nhiệm của UBMTTQ xã, nhất là nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền địa phương.

Cần có một văn bản pháp lý cụ thể quy định xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân, nhà thầu, chủ đầu tư tránh tình trạng hiện nay các quy định còn chung chung, khó thực hiện. Các thành viên BGSĐTCCĐ cần đề cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, theo dõi chặt chẽ và thu thập đầy đủ các ý kiến phản ánh của cộng đồng hoặc những người có liên quan trong suốt quá trình đầu tư công trình... Có như vậy, hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng mới thật sự hiệu quả, góp phần đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

3.2.4 Đánh giá cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của BGSĐTCCĐ xã và thôn

3.2.4.1 Đánh giá về cơ cấu tổ chức của BGSĐTCCĐ xã và thôn

Việc đánh giá về cơ cấu tổ chức của BGSĐTCCĐ xã và thôn là chỉ tiêu quan trọng nhằm giúp xác định được cơ cấu tổ chức của BGSĐTCCĐ xã/thôn hiện tại đã phù hợp, hoạt động hiệu quả chưa và cần có những thay đổi nào. Do đó, chúng tôi đã tìm hiểu ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thành phần tham gia Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng xã/thôn và kết quả được thể hiện ở bảng 3.6:

Bảng 3.6. Ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của người dân về thành phần tham gia

Ban giám sát đầu tư công của cộng đồng xã/thôn

(Đơn vị tính: %, N=90)

Chỉ tiêu Quảng Phú Quảng Công Chung

Thành phần tham gia Ban giám sát đầu tư công cộng đồng xã

Không hài lòng 0,00 22,0 11,0

Hài lòng 60,9 37,8 49,3

Rất hài lòng 39,1 40,2 44,4

Thành phần tham gia Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn

Không hài lòng 0,00 0,00 0,00

Hài lòng 52,2 60,0 56,1

Rất hài lòng 47,8 40,0 43,9

“Nguồn: phỏng vấn hộ, 2016”

Số liệu bảng 3.6 cho thấy, hầu hết người dân hài lòng về thành phần tham gia BGSĐTCCĐ xã. Xã Quảng Phú không có ý kiến không hài lòng, số ý kiến hài lòng 60,9%, rất hài lòng là 39,1%. Người dân hài lòng với thành phần tham gia giám sát là bởi xã Quảng Phú là xã có cách thức thành lập Ban giám sát đầu tư công cộng đồng khác hẳn so với những địa phương khác, trong thành phần có đến 3 người dân đại diện cho người dân tham gia vào BGSĐTCCĐ xã, đều này làm tăng sự tin tưởng và hài lòng của người dân vào BGSĐTCCĐ xã.

Kết quả nghiên cứu ở xã Quảng Công cho thấy, có đến 22% số hộ khảo sát không hài lòng với BGSĐTCCĐ xã. Nguyên nhân chính là BGSĐTCCĐ xã chỉ có 5

thành viên gồm các cán bộ lãnh đạo của mặt trận và đoàn thể xã, không có sự tham gia của người dân ở địa phương nên này người dân không tin tưởng vì thiếu tính khách quan trong hoạt động giám sát. Bên cạnh đó, BGSĐTCCĐ xã còn có sự tham gia của Ban thanh tra xã làm kiêm nhiệm nên sẽ tạo ra sự chồng chéo và hoạt động không hiệu quả. Tuy vậy, nhưng hiện tại khảo sát vẫn thấy có đến 49,8% ý kiến rất hài lòng, 37,8% ý kiến hài lòng. Điều này cho thấy, mặc dù là không có người dân tham gia trong BGSĐTCCĐ xã nhưng Ban giám sát vẫn hoạt động rất tốt, người dân hài lòng với kết quả hoạt động của BGSĐTCCĐ xã.

Số liệu ở bảng 3.6 cũng cho thấy, người dân hoàn toàn hài lòng về thành phần tham gia của Ban giám sát đầu tư công cộng đồng thôn, không có ý kiến nào là không hài lòng. Ở xã Quảng Phú ý kiến hài lòng là 52,2%, rất hài lòng 47,8% lý do chính bởi thành phần tham gia chính của BGSĐTCCĐ thôn là đại diện 3 người dân tham gia và BPT thôn làm tăng sự tin tưởng, tính khách quan của quá trình giám sát. Ngược lại, xã Quảng Công không có người dân tham gia vào BGSĐTCĐ thôn chỉ có trưởng thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)