Khả năng tiếp cận thông tin của người dân với các văn bản phápluật về Giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 87 - 91)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.5.1 Khả năng tiếp cận thông tin của người dân với các văn bản phápluật về Giám sát

GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA CỘNG ĐỒNG

3.5.1 Khả năng tiếp cận thông tin của người dân với các văn bản pháp luật về Giám sát đầu tư công của cộng đồng Giám sát đầu tư công của cộng đồng

Khả năng tiếp cận thông tin của người dân về các văn bản pháp luật Giám sát đầu tư công của cộng đồng là một nhân tố quyết định đến sự tham gia của người dân vào các hoạt động giám sát đầu tư công. Chúng tôi tìm hiểu khả năng tiếp cận thông tin của người dân và kết quả thể hiện ở bảng 3.16:

Bảng 3.16. Mức độ tiếp cận nội dung các văn bản pháp luật về Giám sát đầu tư công

của cộng đồng của người dân

(Đơn vị: %, N=90)

Chỉ Tiêu

Số mẫu (hộ)

Chưa được nghe phổ biến Đã được nghe phổ biến Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %

Quảng Công 45 15 33,4 30 66,7

Quảng Phú 45 10 22,3 35 77,7

Chung 90 25 27,8 65 72,2

“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016” Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy, số người đã được nghe phổ biến các văn bản luật về giám sát chiếm tỷ lệ khá cao với 72,2% ý kiến trả lời. Số người trả lời cho là chưa bao giờ được phổ biến các nội dung văn bản nhà nước về giám sát cộng đồng chiếm tỷ lệ 33,4% ở Quảng Công, 22,3% ở Quảng Phú. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin từ các văn bản nhà nước về giám sát đầu tư công của cộng đồng. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy, một số nguyên nhân chính là:

- Đối với thành viên BGSĐTCCĐ và chính quyền địa phương:

+ Các thành viên BGSĐTCCĐ chưa được tham gia một khóa tập huấn nào về kỹ năng tuyên truyền và phổ biến thông tin liên quan đến giám sát đầu tư công của BGSĐTCCĐ xã và thôn nên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Vì vậy hoạt động này chưa được tốt và không đồng đều giữa các thành viên trong ban, chỉ có cán bộ mặt trận xã, thôn là có kỹ năng tuyên truyền tốt nhất, còn các cán bộ đoàn thể khác vẫn còn nhiều hạn chế trong tuyên truyền, phổ biến thông tin các văn bản pháp luật đến với người dân.

+ Thành viên của Ban giám sát đầu tư công cộng đồng là cán bộ kiêm nhiệm nhiều việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về giám sát còn hạn chế, mặc dù có tham gia một số lớp tập huấn về giám sát đầu tư công nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của công việc giám sát công trình.

+ Các phương tiện hỗ trợ cho việc tuyên truyền các văn bản pháp luật còn thiếu do kinh phí không có.

- Đối với người dân:

+ Người dân không quan tâm và không thường xuyên tham gia các buổi họp thôn, nên không nghe được những thông tin về văn bản pháp luật. Trong các buổi họp thôn, đại diện của các hộ gia đình chỉ có một người nhưng sau khi tiếp thu về không phổ biến lại với các thành viên trong gia đình.

+ Ngoài ra, quá trình họp thôn chỉ triển khai các nội dung liên quan chứ không đọc cụ thể tên, loại văn bản nên người dân không biết, nếu có đọc thì họ cũng không nhớ vì họ không quan tâm và họ nghĩ các văn bản đó cũng không đến lượt người dân cần phải biết và phải nhớ.

+ Thời gian tổ chức các buổi họp thôn thường tổ chức lúc 19h nên trùng với thời gian xem thời sự của người dân nên họ ở nhà xem tivi chứ không đi họp. Tâm lýcủa người dân là không cần nghe cán bộ thôn phổ biến thông tin pháp luật vì muốn biết thông tin gì chỉ cần xem tivi hoặc đọc báo là biết. Chính tâm lý không quan tâm đến các buổi họp thôn nên người dân họ không biết đến các hoạt động phổ biến văn bản pháp luật nhà nước.

Ngoài tiếp cận các văn bản pháp luật về giám sát đầu tư công cộng đồng thì việc tiếp cận và hiểu rõ đầy đủ các văn bản nhà nước là yếu tố quan trọng để người dân vận dụng vào thực tiễn giám sát đầu tư công ở cộng đồng. Do vậy, ngoài việc khảo sát về khả năng tiếp cận như đã trình bày ở trên, chúng tôi còn tìm hiểu về mức độ tiếp cận nội dung các văn bản nhà nước về giám sát đầu tư của cộng đồng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.17.

Bảng 3.17. Mức độ tiếp cận nội dung các văn bản nhà nước về giám sát đầu tư công

của cộng đồng (Đơn vị: %, N=90) Chỉ tiêu Không được phổ biến/không nghe nói Được phổ biến/nghe nhưng không hiểu gì cả Được phổ biến/nghe nhưng chưa hiểu rõ, đầy đủ Được phổ biến/ngh e và hiểu rõ, đầy đủ Pháp lệnh dân chủ cơ sở 19,05 15,69 21,57 37,25 Quy chế thực hiện DCCS 28,57 19,61 13,73 35,29 Luật đầu tư công 4,76 72,55 7,84 11,76 Quy chế Giám sát ĐTCĐ

(QĐ 80/2005/QĐ-TTg)

19,05 15,69 17,65 37,25

Hướng dẫn thực hiện Quy chế GSĐTCCĐ (thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT) 9,52 23,53 15,69 33,33 Quy chế Tổ chức thực hiện GSĐTCCĐ (Số 1231/QĐ- UBND tỉnh TTHuế) 9,52 21,57 19,61 31,37 “Nguồn: phỏng vấn hộ, 2016”

Số liệu bảng 3.17 cho thấy, mức độ tiếp cận các văn bản pháp luật của người dân về GSĐTCCĐ vẫn còn thấp, mức độ hiểu rõ và đầy đủ các văn bản pháp luật liên quan đến GSĐTCCĐ của người dân cao nhất là Quy chế giám sát đầu tư cộng đồng với 37,25% ý kiến trả lời. Trong khi đó Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở là văn bản được ban hành sớm nhất và phổ biến nhất trong các văn bản về GSĐTCCĐ nhưng cũng chỉ có 35,29% ý kiến là biết đầy đủ và hiểu rõ về nội dung văn bản pháp luật này.

Số liệu ở bảng 3.17 cũng cho thấy, Luật đầu tư công là văn bản pháp luật cơ bản nhất nhưng chỉ có 11,76% người dân hiểu rõ và đầy đủ các nội dung của văn bản này, tuy nhiên điều này cũng dễ dàng hiểu bởi đây là văn bản mới ban hành nên người dân vẫn chưa tiếp cận được nhiều nên tỷ lệ người có nghe nhưng không hiểu gì cả lên đến 72,55% số ý kiến được phỏng vấn.

Có nhiều nguyên nhân như trình độ dân trí còn thấp, các phương tiện hỗ trợ tuyên truyền pháp luật còn nhiều hạn chế, phương pháp chuyển tải các văn bản pháp luật đến người dân vẫn còn mang nặng tính hình thức, bên cạnh đó cán bộ xã, thôn cũng không phải ai cũng hiểu rõ và vận dụng tốt các loại văn bản này. Chính vì vậy mà mức độ tiếp cận của người dân với các văn bản pháp luật còn thấp.

Hình thức tiếp cận cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hiểu biết của người dân về các văn bản pháp luật. Kết quả khảo sát về hình thức tiếp cận các văn bản pháp luật nhà nước của người dân, được trình bày ở bảng số liệu 3.18:

Bảng 3.18. Các hình thức tiếp cận của người dân với các văn bản pháp luật nhà nước.

(Đơn vị: %, N=90) Chỉ tiêu Quảng Công Quảng Phú Chung Phát tờ rơi 0,0 4,76 2,38 Pano, áp phích các trục đường 10,0 0,0 5,0 Loa phát thanh 56,67 33,33 45

Niêm yết cống khai thông tin tại HĐND/ UBND xã 23,33 9,52 16,43

Họp dân cư thôn bản 86,21 100 93,11

Họp HĐND xã 6,67 4,76 5,72

Hình thức khác 13,33 9,52 11,43

“Nguồn: Phỏng vấn hộ, 2016” Số liệu ở bảng 3.18 cho thấy, người dân ở địa phương được tiếp cận các văn bản pháp luật về giám sát đầu tư công cộng đồng với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức chủ yếu mà người dân được tiếp cận là thông qua họp thôn với 93,11% lượt người có ý kiến, bởi họp thôn là hoạt động sinh hoạt cộng đồng chủ yếu và khi tham gia những

buổi họp thôn người dân sẽ nắm rõ nhiều thông tin trong đó có cả những văn bản pháp luật về giám sát đầu tư công cộng đồng.

Số liệu ở bảng 3.18 cũng cho thấy, tiếp cận qua loa phát thanh của xã/thôn cũng được người dân chú ý với 45% lượt người có ý kiến. Tuy nhiên ở xã Quảng Công mức độ tiếp cận qua loa phát thanh (56,67%) nhiều hơn so với xã Quảng Phú chỉ có (33,33%) nguyên nhân là Quảng Phú không xây dựng hệ thống phát thanh mới nên việc nghe qua loa phát thanh gặp khó khăn cho người tiếp nhận thông tin.

Số liệu ở bảng 3.18 cũng cho thấy, hình thức tiếp cận thấp nhất là phát tờ rơi chỉ có 2,38% lượt người tiếp cận. Riêng ở xã Quảng Công không có người dân nào biết đến hình thức tiếp cận này và ở Quảng Phú chỉ có 4,76% số ý kiến trả lời. Nguyên nhân là việc thiết kế tờ rơi, in ấn rất tốn kém, phát ra người dân nhiều khi không đọc nên ở địa phương rất ít khi sử dụng hình thức này để phổ biến thông tin cho người dân. Tóm lại, dù có nhiều hình thức tiếp cận khác nhau nhưng hiện tại người dân chỉ mới tiếp cận một số hình thức cơ bản như họp thôn và loa phát thanh ở thôn. Do đó, cần tiếp tục phát huy với những hình thức mà người dân tiếp cận nhiều nhất, xây dựng hệ thống loa phát thanh tốt để người dân có thể nghe rõ các thông tin và tập huấn cho cán bộ về các văn bản pháp luật để họ truyền đạt lại hiệu quả đến người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ chế tăng cường giám sát đầu tư công của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới nghiên cứu trường hợp tại huyện quảng điền (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)