Quản lý việc đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Quản lý việc đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức công tác

cho học sinh THCS

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức đáp ứng các yêu cầu đặt ra đối với học sinh THCS từ đó đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục như:

+ Giúp các lực lượng giáo dục XH có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

+ Giúp mọi người điều chỉnh hành vi của bản thân, phát huy và ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật và trái với những chuẩn mực đạo đức của dân tộc.

+ Mọi người tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động XH và tích cực tham gia quản lý GDĐĐ cho HS.

1.4.2. Quản lý việc đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ chức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

* Đảm bảo được các nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS:

+ Đảm bảo trong việc lựa chọn các nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Cơ sở để xác định việc quản lý nội dung GDĐĐ cho học sinh thông qua các môn học như: Giáo dục công dân và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp….., ngoài ra thông qua các hoạt động về truyền thống văn hoá của dân tộc và địa phương, các hoạt động NGLL, của GVCN và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm học, các buổi sinh hoạt ngoại khóa…

+ Quản lý công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS bao gồm: Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh…Để hoạt động này có hiệu quả, nhà trường cần thực hiện tốt trong công tác phối hợp và có mối quan hệ chặt chẽ, xây dựng kế hoạch và phân công công việc cụ thể.

28

GDĐĐ cho HS. Đồng thời, động viên, thu hút các nguồn lực khác tham gia vào hoạt động GDĐĐ.

+ Quản lý quá trình hình thành và rèn luyện đạo đức của HS, giáo dục HS phấn đấu và tu dưỡng tốt.

+ Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra và thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức GDĐĐ.

Để thực hiện nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS, cần lưu ý những nội dung sau:

- Giáo viên thực hiện đảm bảo các nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh theo kế hoạch ban hành của nhà trường.

- Định hướng một số hoạt động để giáo viên thuận tiện trong việc lựa chọn nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tạo mọi điều kiện để giáo viên triển khai và thực hiện các nội dung cần triển khai. - Tổ chức dự giờ, sinh hoạt chuyên đề để giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và kịp thời khắc phục những tồn tại để giáo dục học sinh tốt hơn.

* Đảm bảo lựa chọn được hệ thống các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp với điều kiện của các trường THCS:

Để giáo dục đạo đức cho học sinh THCS mang lại hiệu quả cao không chỉ liên quan về nội dung quản lý mà việc sử dụng các phương pháp để giáo dục học sinh không chỉ sử dụng các phương pháp đàm thoại, nêu gương, rèn luyện và phương pháp trò chơi mà hiệu trưởng cần phải tăng cường chỉ đạo triển khai đổi mới các phương pháp hoạt động phù hợp với đối tượng học sinh. Việc đổi mới các phương pháp hoạt động đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức về giáo dục đạo đức, biết lựa chọn phương pháp phù hợp để nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh. Để thực hiện tốt công tác quản lý phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh cần chú ý những nội dung sau:

- Bồi dưỡng cho giáo viên về các phương pháp triển khai thông qua các tiết dự giờ.

- Tạo điều kiện cho giáo viên được triển khai và áp dụng các phương pháp vào giảng dạy và các hoạt động trong nhà trường.

29

- Động viên, khuyến khích giáo viên đổi mới các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Đảm bảo lựa chọn được các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS: Cần tổ chức linh hoạt, mềm dẻo và phong phú. Khi triển khai tổ chức các hoạt động cho học sinh nếu hình thức hoạt động đơn điệu, không phong phú và phù hợp thì sẽ không gây hứng thú cho học sinh. Bởi thế, bên cạnh việc chủ động chọn nội dung thích hợp thì Hiệu trưởng cũng như giáo viên cần quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức hoạt động để phát huy tốt nhất vai trò chủ động, sáng tạo, ý thức, tự rèn luyện của học sinh. Để thực hiện tốt công tác quản lý hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh cần chú ý những nội dung sau:

- Định hướng cho giáo viên về một số hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Tổ chức dự giờ thao giảng để giáo viên học hỏi kinh nghiệm qua đó sẽ có nhiều hình thức phong phú và phù hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh

- Động viên, khuyến khích giáo viên tổ chức nhiều hình thức mang lại hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Triển khai một số hình thức phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình nhà trường.

- Triển khai một số hình thức phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình nhà trường như: Thông qua hoạt động lồng ghép, tích hợp vào các môn học, bài học trong chương trình đào tạo của nhà trường.

- Thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cụ thể như:

+ Hoạt động câu lạc bộ + Diễn đàn

+ Sân khấu hóa (kịch, thơ, múa rối, tiểu phẩm, hát, múa…) + Tham quan dã ngoại

+ Các cuộc thi/hội thi

+ Hoạt động nhân đạo, tình nguyện, cộng đồng. + Hoạt động thể dục thể thao

30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)