Quản lý kiểm tra, đánh giá kết qủa công tác giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết qủa công tác giáo dục đạo đức cho học

sinh THCS

Quản lý việc kiểm tra là một trong các chức năng của người làm quản lý trong quá trình kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, liên tục theo định kỳ hay đột xuất, nhằm mục đích đánh giá đúng, kịp thời biểu dương, khen thưởng khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên; đồng thời ngăn chặn, phê bình những sai trái vi phạm; thúc đẩy sự tự giác thực hiện nhiệm vụ đồng thời phát hiện những hạn chế để kịp thời khắc phục, đảm bảo mục tiêu quản lý.

Để thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh gia công tác GDĐĐ cho học sinh cần lưu ý những nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phổ biến các nội dung cần kiểm tra đánh giá cho các lực lượng có liên quan.

- Phổ biến cách kiểm tra đánh giá công tác GDĐĐ cho học sinh

- Khuyến khích các giáo viên sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua các môn học hoặc các hội thi.

33

- Kiểm tra các lực lượng tham gia trong nhà trường đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh theo kế hoạch của trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quán lý công tác gíao dục đạo đức cho học sinh THCS ở trƣờng PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới, mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Công tác giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo. Trong nhà trường, các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh những thành tựu của ngành Giáo dục và Đào tạo như: Số học sinh học giỏi, chăm ngoan vẫn nhiều … đã góp phần tạo nên những thành quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu của Ngành :”Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước, đồng thời giáo dục cũng chịu sự tác động mang tính chủ quan như môi trường văn hoá sư phạm, đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên, hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường và các điều kiện đảm bảo cho công tác GDĐĐ trong nhà trường.

1.5.1. ếu tố khách quan

1.5.1.1. Yếu tố kinh tế xã hội của địa phương

Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến GD&ĐT nói chung, quản lý hoạt động dạy và học nói riêng. Ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển; trình độ dân trí cao; thu nhập bình quân cao thì GD&ĐT có nhiều thuận lợi để phát triển. Ngược lại, ở những nơi kinh tế - xã hội chậm phát triển; trình độ dân trí thấp; đời sống người dân khó khăn thì ít có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho GD&ĐT cũng như chăm lo việc học của HS.

1.5.1.2. Yếu tố khoa học - công nghệ

Bên cạnh những lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại với hệ thống tin tức phong phú, đa dạng... thì việc không ít các thông tin xấu mà học sinh có thể gặp phải, những trang web không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi mà các em tò mò tìm hiểu, hay đam mê các trò chơi game là một trong những vấn đề hiện nay gây ảnh hưởng xấu đến công tác GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ hiện nay.

34

Môi trường xã hội ở đây đề cập đến môi trường giáo dục rộng lớn hơn đó là cộng đồng cư trú của học sinh. Từ xóm làng, đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan nhà nước... xung quanh nơi các em sinh sống có ảnh hưởng rất lớn cho học sinh. Các em ngoài việc học tập ở nhà trường và sinh sống cùng với người thân trong gia đình thì nhu cầu giao lưu, kết bạn với những người xung quanh cũng rất cần thiết. Cuộc sống xung quanh “dạy” các em nhiều điều hơn chúng ta tưởng, song những bài học đó là do chính các em học hỏi, rút kinh nghiệm bằng cảm nhận, bằng sự suy xét non nớt của mình.

Vì vậy, thật khó có thể theo sát để định hướng cho các em mọi điều đang diễn ra một cách phức tạp trong xã hội theo những chuẩn mực phẩm chất. Nếu các em sinh sống trong một môi trường XH trong sạch, một cộng đồng XH tốt đẹp, văn minh, một môi trường ít những tệ nạn xã hội thì chắc chắn công tác GDĐĐ cho học sinh sẽ thuận lợi hơn.

1.5.1.4. Yếu tố gia đình

Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của nhà trường tuy nhiên ngoài tác động giáo dục của nhà trường, học sinh còn chịu tác động của gia đình và xã hội. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu và giải quyết hiệu quả các tình huống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con mình.

1.5.2. ếu tố chủ quan

1.5.2.1. Yếu tố đội ngũ giáo viên

Các thầy cô giáo là những người được trang bị chuẩn về kiến thức chuyên môn, tác phong đạo đức, là những người phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính của học sinh. Bất cứ người giáo viên nào trong nhà trường đều có thể vừa dạy những kiến thức, vừa giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh. Từ công tác dạy học đến công tác tham gia các hoạt động trong nhà trường Giáo viên là những người tiếp xúc thường xuyên với học sinh nên từ kiến thức trong mỗi bài giảng cũng như các hoạt động được diễn ra thì lời nói, tác phong, cách ứng xử, hành động, trang phục … của người giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến việc GDĐĐ cho học sinh. Sự quan tâm cùng với sự mẫu mực của người giáo viên có ảnh hưởng tích cực đến việc GDĐĐ cho học sinh. Bên cạnh đó nếu hạn chế về chuyên môn, thiếu công bằng trong nhận xét, đánh giá, cách ứng xử chưa tốt của giáo viên với học sinh… không những gây ảnh hưởng xấu đến học sinh mà còn có thể làm mất niềm tin của

35

các em vào con người và cuộc sống.

1.5.2.2. Yếu tố môi trường văn hoá

Môi trường văn hoá trong nhà trường góp phần không nhỏ trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, một môi trường trong lành, cảnh quan sư phạm xanh sạch đẹp, an ninh nề nếp đảm bảo, thầy, cô giáo mẫu mực ... đều tạo được những ấn tượng tốt cho học sinh.

1.5.2.3. Yếu tố đoàn thể trong nhà trường

Các đoàn thể trong nhà trường đều có ảnh hưởng nhất định vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ cơ bản của mỗi đoàn thể, của mỗi thành viên trong tập thể nhà trường. Các đoàn thể trong nhà trường hoạt động tương tác với nhau, vừa hỗ trợ vừa thúc đẩy, tạo sự liên kết chặt chẽ sẽ làm cho công tác giáo dục phẩm chất cho học sinh mang tính thống nhất và đồng bộ.

1.5.2.4. Yếu tố tài lực - vật lực trong nhà trường

Với định hướng mục tiêu giáo dục theo những chuẩn mực đạo đức đúng đắn cộng với cơ sở vật chất đầy đủ, hệ thống chương trình khoa học, sách giáo khoa, tài liệu đọc thêm, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại là yếu tố có tính hỗ trợ cao trong công tác GDĐĐ cho học sinh.

Nhà trường là một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ, là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình GDĐĐ cho HS. Với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại, đặc biệt là với một đội ngũ cán bộ, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực tổ chức lớp là yếu tố có tính chất quyết định công tác GDĐĐ cho học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể nên phải đảm bảo chặt chẽ của quy trình quản lý giáo dục. Đối với việc hình thành các phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu của XH là vấn đề mang tính cốt lõi. Có thể nói giáo dục đạo đức cho học sinh là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục nói chung trong nhà trường. Muốn nâng cao chất

36

lượng giáo dục thì khâu then chốt phải là nâng cao chất lượng quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh, đặc biệt là học sinh trường THCS.

Trong quá trình quản lý công tác GDĐĐ, những người làm công tác quản lý giáo dục phải hiểu được tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, đánh giá một cách đúng mực thực trạng quản lý công tác GDĐĐ trong nhà trường để từ đó xây dựng kế hoạch, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh phải tác động đến toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh và sự tham gia đóng góp của các lực lượng xã hội góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Để quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS đạt hiệu quả đòi hỏi nhà quản lý phải có đạo đức nghề nghiệp, có kế hoạch xây dựng nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp và tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục đạo đức một cách khoa học và phù hợp. Có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, có môi trường lành mạnh tạo sự đoàn kết trong nhà trường … sự mẫu mực trong sinh hoạt, lối sống của CB, GV.

Những vấn đề trên đây sẽ là cơ sở lý luận để bản thân tôi khảo sát thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trong chương 2.

37

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS Ở TRƢỜNG PTDTNT

HUYỆN HOÀI ÂN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Định

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội

Vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía tây giáp huyện An Lão. Diện tích: 744,1 km2; dân số: 94.300 người, trong đó nữ 48.800 người; mật độ dân số 127 người/km2

Hoài Ân là huyện trung du, miền núi, nơi có ba dân tộc sinh sống là Kinh, Bana và H're. Trải qua hàng trăm năm hình thành, xây dựng và bảo vệ quê hương, các dân tộc sinh sống trên vùng đất Hoài Ân luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên truyền thống văn hoá đa dạng và phong phú, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc. Người dân Hoài Ân luôn tự hào với một kho tàng văn học dân gian phong phú, bao gồm nhiều thể loại ca dao, bài chòi, hát đối, hò vè, hát ru,... đặc biệt là những câu chuyện tiếu lâm. Bằng những lời lẽ châm biếm hết sức thông minh, nhẹ nhàng và sâu cay, ông đã giáng những đòn chí mạng vào bọn tham quan ô lại, địa chủ, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân. Không chỉ có vậy, nơi đây còn được "mệnh danh" là vùng đất học với những nho sĩ yêu nước được nhiều người biết đến như: Trần Trọng Vĩ, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tiền,...

Kinh tế tăng trưởng khá, mức tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 giá trị sản xuất tính theo giá so sánh năm 2010 đạt 11,2%. Trong đó, Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2% ; Công nghiệp - xây dựng tăng 15,3% ; Thương mại - dịch vụ tăng 16%.

Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Năm 2015 nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 55,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 15,1%; thương mại - dịch vụ chiếm 29%; Đến năm 2020, Nông - lâm nghiệp, thủy

38

sản chiếm 45,2%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 19,8%; Thương mại - dịch vụ chiếm 35,1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,2 triệu đồng/năm tăng 1,7 lần so năm 2015; Tỷ lệ tăng thu ngân sách địa phương bình quân hàng năm 17,5%. (Trích Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Ân lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025)

2.1.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Trong những năm qua, đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục thường xuyên được bổ sung, kiện toàn. Hàng năm, chủ động rà soát, kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy ở các cơ sở giáo dục; sắp xếp, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục một cách hợp lý, đảm bảo đúng vị trí việc làm theo quy định nhằm đáp ứng nhu cầu tăng quy mô, nâng cao chất lượng và đổi mới giáo dục. Tính đến cuối năm học 2018-2019 số GV toàn huyện có 1.426 người (CBQL: 108, GV: 1.318), 100% GV và CBQL đạt chuẩn trở lên (trong đó có 89,8% trên chuẩn). 100% CBQL trường học đã được đào tạo về nghiệp vụ QLGD; nhìn chung, năng lực, trình độ của đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục hiện nay đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục

Hoài Ân có 4 trường trung học phổ thông: Trường PTTH Nguyễn Bỉnh Khiêm, PTTH Hoài Ân ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, PTTH Võ Giữ ở xã Ân Mỹ và PTTH Trần Quang Diệu ở xã Ân Tường Tây. Có 12 trường THCS (theo xã, thị trấn): Ân Nghĩa, Ân Hữu, Phổ thông Dân tộc nội trú (xã Ân Hữu), Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Tăng Bạt Hổ, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo Đông, Ân Mỹ, Ân Hảo Tây. Có 14 trường Tiểu học (theo xã, thị trấn): BokTới, ĐakMang, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Tăng Bạt Hổ, Ân Phong, Tăng Doãn Văn (xã Ân Thạnh), Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông. Có 10 trường Mẫu giáo: Vùng cao, BokTới, ĐakMang, Ân Hữu, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây. Có 4 trường Mầm non: Ân Nghĩa, 19-4 (Thị trấn Tăng Bạt Hổ), Tăng Bạt Hổ, Ân Đức. Tại thời điểm tháng 4 năm 2011 các trường học đã được kết nối mạng Internet đến điểm trường chính. Riêng 3 trường Mẫu giáo Vùng cao, Tiểu học BokTới, Tiểu học Đak Mang phải dùng mạng không dây di động ở nơi khác vì điểm chính chưa đủ điều kiện.

39

Trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 98,7%; học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,3%; tỷ lệ học sinh Tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,4%. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành được nâng cao. Công tác phát triển đảng viên, thành lập Chi bộ trường học được quan tâm đúng mức, đến nay, toàn ngành có 40 Chi bộ với 498 đảng viên, chiếm 50%. Công tác phổ cập giáo dục hàng năm được duy trì và chất lượng nâng cao. Công tác đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia được thực hiện theo kế hoạch và đạt nhiều kết quả. Tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW6 (Khóa XII) về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp, đã sáp nhập 10 trường Tiểu học và luân chuyển 16 cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường theo quy định; Thực hiện có hiệu quả công tác Khuyến học, khuyến tài, huy động trên 03 tỷ đồng hỗ trợ trên 5.000 lượt học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học được đến trường. (trích Báo cáo tổng kết tình hình giáo dục huyện Hoài Ân năm 2019)

2.2. Khái quát chung về trƣờng PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Địa chỉ: Bình Định

Email: binhdinh-phothongdtnthoaian@edu.viettel.vn Điện thoại: 0900000000

2.2.1. Mô hình hoạt động: Chất lượng cao.

2.2.2. Đội ngũ giáo viên

100% giáo viên tốt nghiệp Đại học trong đó hơn 30% có trình độ Thạc sĩ, một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)