8. Cấu trúc luận văn
2.5.6. Thực trạng về quản lý kiểm tra, đánh giá kết qủa công tác giáo dục đạo
đạo đức cho học sinh THCS
Để tìm hiểu mức độ về quản lý kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 40 CBQL, GV trong nhà trường và thu được kết quả như sau:
66
Bảng 2.18. Đanh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả của quản lý kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
STT Nội dung quản lý
Mức độ lựa chọn (%)
ĐTB
1 2 3 4 5
1
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phổ biến các nội dung cần kiểm tra đánh giá cho các lực lượng có liên quan
0.0 5.2 26.7 48.9 19.3 3.82
2 Phổ biến cách kiểm tra đánh giá hoạt động
GDĐĐ cho học sinh 3.0 8.9 20.0 30.4 37.8 3.91
3
Khuyến khích các giáo viên sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua các môn học hoặc các hội thi
0.0 8.9 28.1 43.7 19.3 3.73
4
Kiểm tra các lực lượng tham gia trong nhà trường đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo kế hoạch của trường
0.0 2.2 35.6 38.5 23.7 3.84
Nhìn vào bảng 2.18 cho thấy trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã “Phổ biến cách kiểm tra đánh giá hoạt động GDĐĐ cho học sinh” (ĐTB = 3,91). CBQL, GV đánh giá công tác này nhà trường sử dụng rất hiệu quả. Ngoài ra nội dung “Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, phổ biến các nội dung cần kiểm tra đánh giá cho các lực lượng có liên quan” (ĐTB = 3,82); “Khuyến khích các giáo viên sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá thông qua các môn học hoặc các hội thi” (ĐTB = 3,73); “Kiểm tra các lực lượng tham gia trong nhà trường đối với việc thực hiện các nhiệm vụ trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh theo kế hoạch của trường” (ĐTB = 3.84). cũng được CBQL, GV đánh giá cao.
Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối cả 3 nội dung. Điều này đòi hỏi các chủ thể quản lý, ngoài việc phổ biến, khuyến khích các lực lượng giáo dục thực hiện các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ theo yêu cầu, còn phải tiến hành việc Tập huấn cách kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ cho học sinh, cho các lực lượng giáo dục. Qua trao đổi với một số hiệu trưởng, chúng tôi được biết, hiện nay các trường chỉ tập trung kiểm tra nhiều về
67
chuyên môn, còn hoạt động ngoài giờ lên lớp hay các hoạt động phong trào công tác kiểm tra còn hạn chế. Công tác kiểm tra đánh giá chưa mạng lại hiệu quả cao. Vì vậy lãnh đạo trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cần đẩy mạnh công tác Phổ biến, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho học sinh mang lại hiệu quả.
Trong công tác quản lý, nếu các nhà quản lý không kịp thời tổ chức kiểm tra, đánh giá thì coi như kế hoạch đề ra sẽ không mang lại hiệu quả, không có cơ sở để đánh giá không rút được kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại để có sự điều chỉnh khắc phục trong quá trình thực hiện kế hoạch.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trƣờng PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định