Thực trạng về hình thức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 63 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng về hình thức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng mức độ phù hợp các hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL, GV trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL và GV về hệ thống các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Hình thức Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Thông qua tất cả các môn học 0.0 3.7 33.3 40.0 23.0 3.82

2 Hoạt động ngoại khóa 0.0 0.7 19.3 57.0 23.0 4.02

3 Giáo dục đạo đức thông qua gia đình

và các lực lượng ngoài xã hội 0.0 0.7 26.7 48.1 24.4 3.96

4 Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động

trải nghiệm của bản thân 0.0 1.5 15.6 58.5 24.4 4.06

5 Giáo dục đạo đức thông qua công tác

tuyên truyền 0.0 1.5 43.0 34.8 20.7 3.75

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.8 cho thấy, trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã sử dụng khá nhiều hình thức GDĐĐ cho học sinh, thể hiện qua việc hệ thống các hình thức GDĐĐ mà chúng tôi đưa ra đều được đánh giá ở mức 5 (3.46 ≤ ĐTB < 4.06) trở lên. Trong đó hình thức “Giáo dục đạo đức thông qua hoạt

53

động trải nghiệm của bản thân” (ĐTB = 4,06) “Rất phù hợp” chiếm tỉ lệ (24,4 %), “phù hợp” chiếm tỉ lệ (58,5 %), “Tương đối phù hợp” chiếm tỉ lệ (15,6). Đánh giá ở mức độ Tốt. Điều này cho thấy thông qua hoạt động này, học sinh có điều kiện rèn luyện, được giao lưu, có tinh thần trách nhiệm, có cơ hội mở rộng và hài hòa các mối quan hệ khác nhau trong xã hội. Ngoài ra vẫn còn một số hình thức được đánh giá ở mức không phù hợp “Hoạt động ngoại khóa”, “Giáo dục đạo đức thông qua gia đình và các lực lượng ngoài xã hội” (hai nội dung này chiếm tỉ lệ (0,7%). Vì vậy lãnh đạo trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cần tăng cường triển khai hệ thống các hình thức GDĐĐ cho học sinh, luôn đổi mới hệ thống các hình thức để thu hút đông đảo các em tham gia.

Để tìm hiểu thực trạng mức độ phù hợp hệ thống các hình thức công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên địa bàn huyện Hoài Ân, tác giả tiến hành khảo sát 255 học sinh trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh, về hệ thống các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh theo các mức độ phù hợp

STT Hình thức Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Thông qua tất cả các môn học 5.1 4.7 23.5 34.9 31.8 3.84

2 Hoạt động ngoại khóa 1.6 7.8 27.5 33.3 29.8 3.82

3 Giáo dục đạo đức thông qua gia đình

và các lực lượng ngoài xã hội 2.0 9.0 27.8 25.1 36.1 3.84

4 Giáo dục đạo đức thông qua tự giáo

dục của cá nhân học sinh 4.7 8.6 19.6 34.9 32.2 3.81

5 Giáo dục đạo đức thông qua công tác

tuyên truyền 2.7 2.4 23.5 37.3 34.1 3.98

Nhìn vào kết quả ở bảng 2.9 cho thấy trường PTDTNT huyện Hoài Ân thường xuyên triển khai hệ thống các hình thức GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Hình thức được đánh giá phù hợp nhất là “Giáo dục đạo đức thông qua công tác tuyên truyền” (ĐTB= 3.98). Điều này cho

54

thấy GDĐĐ thông qua các môn học, học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi phát hiện và tiếp thu nội dung bài học tốt hơn. Tuy nhiên một số học sinh đánh giá ở mức độ tương đối “Hoạt động ngoại khóa” chiếm tỉ lệ (27,5%); “Giáo dục đạo đức thông qua gia đình và các lực lượng ngoài xã hội” chiếm tỉ lệ (27,8%); “Giáo dục đạo đức thông qua công tác tuyên truyền” chiếm tỉ lệ (2,4%). Điều này cho thấy việc triển khai hệ thống các hình thức GDĐĐ cho học sinh nhà trường tổ chức chưa được phù hợp. Đẩy mạnh công tác phối hợp GDĐĐ trong gia đình và các lực lượng ngoài xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)