8. Cấu trúc luận văn
2.5.2. Thực trạng về quản lý việc đa dạng hoá phương pháp và hình thức tổ
chức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
Để tìm hiểu mức độ về quản lý việc đa dạng hóa phương pháp và hình thức tổ chức công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 40 CBQL, GV trong nhà trường và thu được kết quả như sau:
60
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả của quản lý việc lựa chọn các phƣơng pháp và hình thức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
STT Phương pháp và hình thức quản lý Mức độ lựa chọn (%) ĐTB
1 2 3 4 5
1
Xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn hệ thống các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
0.0 3.0 23.7 54.1 19.3 3.90
2
Triển khai vận dung các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên
0.0 3.0 29.6 45.9 21.5 3.86
3
Chỉ đạo việc tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh.
0.0 3.7 26.7 40.7 28.9 3.95
4
Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp của các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS
0.0 3.7 27.4 41.5 27.4 3.93
Theo đánh giá của CBQL và GV, nhìn chung quản lý việc các phương pháp và hình thức GDĐĐ cho học sinh trường PTDTNT-THCS huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định được đánh giá ở mức hiệu quả (3.90 ≤ ĐTB < 3.95). Nội dung được đánh giá cao nhất là “Chỉ đạo việc tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh” chiếm (ĐTB = 3,95). Phương pháp “Xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn hệ thống các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” chiếm tỉ lệ (23,7 %); “Triển khai vận dung các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên” chiếm tỉ lệ (29,6 %; “Chỉ đạo việc tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh” chiếm tỉ lệ (26.7 %); “Kiểm tra, đánh giá tính phù hợp của các phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh THCS” (ĐTB = 27,4 %), các nội dung này được một số CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối. Điều này cho thấy trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân cần tăng cường tổ chức nhiều hoạt động dựa trên cơ sở triển khai từ các kế hoạch của trường, định hướng cho giáo viên áp dụng một số hình thức phù hợp với từng hoạt động nhằm để giáo viên có động lực tổ chức và học sinh hứng thú tích cực hơn.
61
Đồng tình với các kết quả này, một số giáo viên trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cũng cho biết: “Để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý việc lựa chọn các phương pháp và hình thức GDĐĐ cho học sinh là một công việc khó, do đó, nhà trường cần nhiều hơn nữa các hoạt động tổ chức thao giảng, cần được tham gia dự giờ để trao đổi, đẩy mạnh công tác tổ chức các hoạt động với nhiều phương pháp và hình thức phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh.