Thực trạng về các lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.5. Thực trạng về các lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học

học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng các lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên địa bàn huyện Hoài Ân, tác giả tiến hành khảo sát 40 CBQL, GV trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

STT Các lực lượng Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Hiệu trưởng 0.0 5.2 39.3 34.1 21.5 3.72

2 Giáo viên chủ nhiệm 0.0 0.7 18.5 54.1 26.7 4.07

3 Giáo viên bộ môn 0.0 3.0 20.7 53.3 23.0 3.96

4 Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền

phong Hồ Chí Minh 0.0 2.2 14.1 58.5 25.2 4.07

5 Gia đình 0.0 2.2 24.4 44.4 28.9 4.00

6 Tổ chức Chính quyền đoàn thể địa

phương 0.0 3.0 40.0 34.8 22.2 3.76

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10 cho thấy, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS đã được nhiều lực lượng quan tâm tham gia. Với điểm số trung bình dao động từ (3,76 đến 4,07) và nếu tỉnh theo tỉ lệ % thì trên 60% ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho mức độ “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Trong đó lực lượng được

55

đánh giá cao nhất khi tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là “Giáo viên chủ nhiệm” và “Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” với điểm trung bình đều là (4,07) và có (25,2%) và (26,7%) đánh giá ở mức “Rất phù hợp”, (54,1% và 58,5%) đánh giá ở mức “Phù hợp”, chỉ có (14,1% và 18,5%) đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp”. Như vậy, có thể nhận thấy trong công tác giáo dục đạo đước cho học sinh ở trường THCS người giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng. GV chủ nhiệm lớp không chỉ là người trực tiếp tham gia công tác giảng dạy trên lớp mà còn là người thường xuyên theo sát các em học sinh trong tất cả các hoạt động ở nhà trường. Đội thiếu niên và Đoàn thanh niên là tổ chức chính trị xã hội của học sinh, chính vì thế đây là một trong các lực lượng có lợi thể trong việc thu hút học sinh vào các hoạt động bổ ích, trong đó có hoạt động giáo dục về đạo đức. Do vậy, trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đước cho học sinh THCS cần phải chú trọng hơn nữa vai trò của tổ chức Đoàn và Đội, để hướng đến giúp các em học sinh THCS có được sân chơi bổ ích để hình thành được các hanh vi và chuẩn mực đạo đức phù hợp.

Trong các lực lượng trên thì “Tổ chức Chính quyền đoàn thể địa phương” là lực lượng được đánh giá ở mức thấp nhất với điểm trung bình là (3,76) và có tới 40,0% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp”. Rõ ràng trong thực tế sự phối hợp với lực lượng chính quyền địa phương tham gia vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là chưa nhiều, cũng do đặc thù điều kiện khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, để hiệu quả cho công tác này thì cần phải có trọng hơn nữa trong việc phối hợp để việc chuyển hoá các giá trị đạo đức và các hành vi phù hợp của học sinh được thuận lợi hơn.

Để tìm hiểu thực trạng các lực lượng tham gia công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 255 học sinh trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

56

Bảng 2.11. Đánh giá của học sinh về mức độ các lực lƣợng tham gia giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)