Hình thức của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.5. Hình thức của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Việc giáo dục rèn luyện đạo đức cho học sinh trong nhà trường cần thực hiện thông qua các công tác phải mang tính giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh và lên án, phê phán đấu tranh những hành vi đạo đức sai trái để các em có thể tự điều chỉnh hành vi của mình theo sự giáo dục của người lớn, nói và làm theo gương người tốt, việc tốt. Tạo hứng thú cho các em trong học tập và sinh hoạt “học mà chơi, chơi mà học”, GDĐĐ cho học sinh được thể hiện thông qua một số hình thức cơ bản sau:

23

- Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học trong giờ chính khóa đặc biệt là môn Giáo dục công dân thông qua các môn học hình thành ý thức thực hiện tốt nội quy, nề nếp trong nhà trường từng bước được thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, học sinh nắm bắt kiến thức về đạo đức một cách đầy đủ biết nhận thức toàn diện thông qua thái độ học tập, hành vi ứng xử, tinh thần, thái độ trong công việc, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của cá nhân học sinh.

- Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó bồi dưỡng cho học sinh thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung tình cảm đạo đức, phẩm chất nhân cách của học sinh.

- Giáo dục đạo đức thông qua gia đình và các lực lượng ngoài xã hội: Có nhận thức đúng về trách nhiệm phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, không bao che những thiếu sót của con ở nhà. Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục đồng thời thường xuyên phối hợp, báo cáo thông tin kịp thời từ đó tìm ra cách giải quyết tốt nhất để giáo dục cho học sinh.

- Giáo dục đạo đức thông qua tự giáo dục của cá nhân học sinh: Từ các nội dung được các thầy cô giáo giảng dạy và các hoạt động được tổ chức trong nhà trường và sự quan tâm giáo dục của gia đình và xã hội từ đó học sinh được nâng cao kiến thức và có ý thức rèn luyện cho bản thân, biết cách cư xử và có thái độ đúng đắn với mọi người, biết cách điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống.

- Giáo dục đạo đức thông qua công tác tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt đội, các buổi phát thanh măng non, thông qua các ngày lễ trong năm học, tham quan các di tích lịch sử tại địa phương từ đó học sinh có thêm kiến thức và phòng tránh các tệ nạn xã hội đồng thời giáo dục các em biết giữ gìn và yêu quý quê hương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)