Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho

STT Các lực lượng Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Hiệu trưởng 7.8 5.1 33.3 18.0 35.7 3.69

2 Giáo viên chủ nhiệm 4.7 1.6 23.5 41.6 28.6 3.88

3 Giáo viên bộ môn 1.2 5.9 27.5 26.7 38.8 3.96

4 Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ

Chí Minh 1.2 8.6 24.3 28.6 37.3 3.92

5 Gia đình 3.9 3.5 21.6 36.5 34.5 3.94

6 Tổ chức Chính quyền đoàn thể địa phương 4.7 5.5 28.2 35.3 26.3 3.73

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.11 cho thấy các lực lượng rất quan tâm trong việc tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh cụ thể “Giáo viên bộ môn” (ĐTB = 3,96); “Gia đình” (ĐTB = 3,94); “Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh” chiếm (ĐTB = 3,92); “Giáo viên chủ nhiệm” (ĐTB = 3,88); “Tổ chức Chính quyền đoàn thể địa phương” (ĐTB = 3,73); “Hiệu trưởng” (ĐTB = 3,69), được học sinh đánh giá cao. Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh chỉ ở mức tương đối đồng ý đối với sự quan tâm của các lực lượng cụ thể Hiệu trưởng chiếm tỉ lệ (33,3 %), Giáo viên chủ nhiệm chiếm tỉ lệ (23,5 %), Giáo viên bộ môn tỉ lệ (27,5 %), Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh chiếm tỉ lệ (24,3 %), Gia đình chiếm tỉ lệ (21,6 %), Tổ chức Chính quyền đoàn thể địa phương chiếm tỉ lệ (28,2 %), trong đó Hiệu trưởng chiếm vị trí cao nhất. Điều này cho thấy công tác phối hợp với các lực lượng có sự đồng đều, trong đó “gia đình” cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

2.4.6. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS cho học sinh THCS

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 40 CBQL, GV trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

57

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến công tác GDĐĐ cho học sinh THCS

TT Các yêu tố ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng ĐTB

1 2 3 4 5

Yếu tố khách quan

1 Yếu tố kinh tế xã hội của địa phương 0.0 3.0 36.3 42.2 18.5 3.76

2 Yếu tố khoa học - công nghệ 0.0 4.4 30.4 43.7 21.5 3.82

3 Yếu tố môi trường xã hội 0.0 5.2 23.7 46.7 24.4 3.90

4 Yếu tố gia đình 0.0 4.4 31.1 43.7 20.7 3.81

Yếu tố chủ quản

5 Yếu tố đội ngũ giáo viên 0.0 8.9 33.3 31.1 26.7 3.76

6 Yếu tố môi trường văn hoá của nhà trường 0.0 6.7 44.4 19.3 29.6 3.72

7 Yếu tố đoàn thể trong nhà trường 0.0 5.9 39.3 33.3 21.5 3.70

8 Yếu tố tài lực - vật lực trong nhà trường 0.0 6.7 23.0 48.9 21.5 3.85

Bảng 2.12 tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL và GV ở trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GDĐĐ, qua 8 nội dung khảo sát ở 5 mức độ đạt điểm trung bình từ (3.70 đến 3.90) đạt mức độ ảnh hưởng, trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Yếu tố môi trường xã hội” (ĐTB = 3.90). Giáo dục đạo đức cho học sinh bị chi phối bỏi nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố về môi trường xã hội vấn là yếu tố tác động nhiều nhất. Với (46,7%) “ý kiến đánh giá” ở mức “Ảnh hưởng” và (24,4%) đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng”. Chính vì thế để hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường xã hội đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các nhà trường THCS cần phải chú trọng trong việc phối hợp, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và văn minh.

Yếu tố về “Giá đình” cũng có ảnh hưởng khá lớn đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Rõ ràng trong thực tế chúng ta thấy gia đình là nền tảng cho sự phát triển nhân cách nói chung và sự phát triển các phẩm chất đạo đức nói riêng. Học sinh nếu được lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, êm ấm, không có hiện tượng bạo lực…thì bản thân em sẽ có cơ hội hình thành các giá trị chuẩn mực của đạo đức và ngược lại. Với điểm trung bình trong đánh giá của CBQL và GV là (3,82) và (20,7%) đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng”, (43,7%) đánh giá ở mức “Ảnh hưởng.

58

Ngoài ra các yếu tố về chủ quan như: “Đội ngũ GV; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường; Môi trường văn hoá của nhà trường; Các điều kiện về cơ sở vật chất…” cũng có những ảnh hưởng lớn đến công tác giáo dục đạo đức với phổ điểm trung bình thấp nhất là (3,70) và cao nhất là (3,85). Như vậy, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS các trường PTDTNT cần phải chú động hơn nữa trong việc khai thác và phát huy các yếu tố ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)