Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

2.6.2. Những hạn chế

Một số CBQL, GV và học sinh chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của GDĐĐ nhất là sự tác động xấu về kinh tế xã hội. Tình trạng học sinh vi phạm đạo đức ở

68

trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định vẫn còn diễn ra. Công tác phối hợp của các lực lượng tham gia giáo dục chưa đồng bộ, chưa có sự thống nhất. Trong công tác quản lý về mục tiêu nhận thức của một số CBQL, GV chưa đồng đều.

Về quản lý thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh: Lãnh đạo trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định đã quan tâm triển khai thực hiện nội dung GDĐĐ cho học sinh ngay từ đầu năm học, nhưng việc triển khai trong suốt năm học vẫn còn những hạn chế nhất định, một số CBQL, GV đánh giá ở mức tương đối trong việc lựa chọn các nội dung “Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân, những nội dung cần thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển của HS, của xã hội; nhằm giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức cho HS” (ĐTB= 3,89) chiếm tỉ lệ (25,5%) chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức.

Về quản lý thực hiện phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh: Việc triển khai một số hình thức và phương pháp phù hợp trong công tác GDĐĐ cho học sinh ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân hiệu quả chưa cao.

Về quản lý công tác phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: Các lực lượng trong và ngoài nhà trường đã tham gia vào công tác GDĐĐ cho học sinh. Nhưng trong thực tế còn nhiều hạn chế trong việc xác định trong công tác phối hợp nhiệm vụ với các lực lượng tham gia để giáo dục đạo đức cho học sinh.

Về quản lý việc đảm bảo các điều kiện phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh:

Nguồn kinh phí chủ yếu là từ nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục nên các điều kiện để phục vụ trong công tác GDĐĐ cho học sinh còn hạn chế chưa phong phú, đa dạng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường PTDTNT-THCS trên địa bàn huyện cần tổ chức nhiều hoạt động thiết thực phục vụ GDĐĐ cho học sinh nhằm huy động được kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

Về quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh: Công tác kiểm tra đánh giá chưa mạng lại hiệu quả cao. Vì vậy lãnh đạo trường PTDTNT-THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cần đẩy mạnh công tác Phổ biến, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng để công tác kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GDĐĐ cho học sinh mang lại hiệu quả.

69

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)