Thực trạng về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 54 - 57)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Học sinh dân tộc thiểu số ở bậc trung học cở sở là một trong những đối tượng rất đặc thù, bản thân các em là người dân tộc, lại có ngôn ngữ tiếng nói của dân tộc mình, với một nền tảng văn hoá và kinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn, sự học thì chưa được quan tâm. Chính vì thế, việc trang bị cho các em biết đọc, viết thông thạo

44

Tiếng Việt là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, ngoài những giờ học theo quy định trong chương trình trung học cơ sở thì trường phổ thông dân tộc nội trú cần phải tập trung công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Bởi vì, nhận thức và thái độ đạo đức có ảnh hưởng quyết định đến hành vi đạo đức. Để hiểu được suy nghĩ của CBQL, GV về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 40 cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Kết quả này được thể hiện tại bảng khảo sát 2.2 trong ý kiến đánh giá của CBQL và GV.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh

STT Vai trò của công tác giáo dục đạo đức Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường

là giáo dục toàn diện gồm: Đức, trí, thể, mĩ 0.0 0.0 25.9 52.6 21.5 3.96

2 Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho

học sinh 0.0 1.5 25.2 42.2 31.1 4.03

3

Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi, thói quen, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa

0.0 2.2 26.7 46.7 24.4 3.93

4 Nhằm biến những nhu cầu, những chuẩn mực đạo

đức theo yêu cầu xã hội 0.0 4.4 23.0 49.6 23.0 3.91

5

Giáo dục đạo đức học sinh là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cở bản của giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH

0.0 3.7 23.0 45.2 28.1 3.98

6 Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha

gắn bó với lý tưởng đọc lập dân tộc, XHCN 0.0 3.7 36.3 47.4 12.6 3.69

Kết quả khảo sát bảng 2.2 cho thấy kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GVCN THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, mức độ phù hợp về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh THCS, qua 06 nội dung khảo sát ở 5 mức độ đạt điểm trung bình từ 3.69 đến 4.03, trong đó nội dung được đánh giá cao là “Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho học sinh” (ĐTB=4.03); xếp thứ năm đa số CBQL và GV đồng ý với các mục tiêu trên để hướng tới GDĐĐ cho học sinh. Nếu tính theo tỉ lệ % trong đánh giá thì có tới (31,1%) đánh giá ở mức “Rất phù hợp” và (42,2%) đánh giá ở mức “Phù hợp”, chỉ có 25,2% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp” và 1,5% đánh giá ở mức độ “Không phù hợp”. Các nội dung còn lại về cơ bản đều có

45

trên 60% ý kiến đánh giá của CBQL và GV ở mức độ “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Vai trò được CBQL và GV đánh giá ở mức phù hợp thấp nhất trong các vai trò được khảo sát là “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng đọc lập dân tộc, XHCN” với điểm trung bình là (3,69) và chỉ có (12,6%) đánh giá ở mức “Rất phù hợp”, (47,4%) đánh giá ở mức “Phù hợp”. Đặc biệt có tới 36,3% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp”. Như vậy có thể thấy giáo dục đạo đức để hướng tới xây dựng con người và thế hệ gắn với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lớn hơn so với nhận thức của học sinh ở lứa tuổi THCS. Chính vì vậy, trong quá tình giáo dục này các trường THCS cần phải điều chỉnh nội dung giáo dục đạo đức để gần với đặc thù lứa tuổi THCS.

Vậy, về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh THCS phần lớn đội ngũ CBQL, GV đánh giá rất cao, đây là một lợi thế, một dấu hiệu tích cực, là căn cứ quan trọng để chủ thể xây dựng được các biện pháp hợp khoa học để quản lý công tác GDĐĐ hiệu quả.

Để tìm hiểu thực trạng vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 255 học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của học sinh về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Vai trò của công tác giáo dục đạo đức Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường

là giáo dục toàn diện gồm: Đức, trí, thể, mĩ 3.5 2.7 48.6 32.9 12.2 3.47

2 Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho

học sinh 1.2 7.1 22.4 35.3 34.1 3.94

3

Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi, thói quen, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa

2.7 2.7 14.9 31.0 48.6 4.20

4 Nhằm biến những nhu cầu, những chuẩn mực đạo

đức theo yêu cầu xã hội 4.3 9.0 21.6 39.6 25.5 3.73

5

Giáo dục đạo đức học sinh là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cở bản của giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH

2.0 4.7 30.6 40.4 22.4 3.76

6 Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn

46

trường PTDTNT huyện Hoài Ân về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh, qua khảo sát ở 5 độ trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi, thói quen, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa” đạt điểm trung bình 4.20 xếp thứ năm. “Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường là giáo dục toàn diện gồm: Đức, trí, thể, mĩ” chiếm tỉ lệ (48.6%). Tuy nhiên một số học sinh vẫn chưa nhận thức được về vai trò với các nội dung “Giáo dục đạo đức học sinh là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cở bản của giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH” chiêm tỉ lệ (30,6%). “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng đọc lập dân tộc” chiếm tỉ lệ (23.1). “Nhằm biến những nhu cầu, những chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu xã hội” chiếm tỉ lệ (21,6). “Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho học sinh” chiếm tỉ lệ (2,1%).

Như vậy, trường PTDTNT huyện Hoài Ân cần đẩy mạnh trong công tác lồng ghép GDĐĐ thông qua các môn học cũng như tổ chức nhiều hoạt động trong nhà trường nhằm giúp các em nhận thức về GDĐĐ đúng đắn hơn để biết ứng xử với mọi người và hình thành nhân cách cho học sinh.

Tóm lại, về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh phần lớn học sinh đồng ý với các nội dung để hướng tới vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh, đây là một lợi thế, một dấu hiệu tích cực, là căn cứ quan trọng để chủ thể xây dựng được các biện pháp hợp khoa học để quản lý công tác GDĐĐ hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)