Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 94 - 98)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Một môi trường giáo dục lành mạnh, tích cực sẽ góp phần mang lại hiệu quả trong việc GDĐĐ cho học sinh. Trong đó điều kiện tinh thần và vật chất là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động giáo dục. Vì đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lí trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở.

Về cơ sở tinh thần: Nhà trường cần xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, mẫu mực, cùng chung chí hướng “Tất cả vì học sinh thân yêu” mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo. Mỗi cá nhân có cơ hội học tập, được lãnh đạo và đồng nghiệp hỗ trợ, có tình yêu thương học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho học sinh

Về cơ sở vật chất: Muốn tổ chức thành công các hoạt động trong nhà trường thì cần phải đảm bảo về điều kiện vật chất. Vì vậy, cán bộ quản lí không những cần biết sử dụng cơ sở vật chất các nguồn tài chính trong và ngoài trường, mà còn biết huy động các nguồn lực khác như phụ huynh học sinh, từ các doanh nghiệp trên địa bàn trường và các tổ chức, cá nhân, tổ chức các hoạt động gây quỹ, tranh thủ sự ủng hộ của các đoàn từ thiện.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp *Về cơ sở tinh thần:

Để có một môi trường giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải có được môi trường tinh thần phù hợp, ở đó có sự yêu thương, chia sẽ, giúp đỡ, sự bao dung, đùm bọc… để hình thành các giá trị đạo đức phù hợp nhất. Một nhà trường có văn hóa lành mạnh góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập tốt, động viên học sinh học tập, xây dựng nội dung bài học với nhiều hình thức phong phú, học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau, gia đình và các lực lượng cùng tham gia GDĐĐ cho học sinh

*Về cơ sở vật chất:

Huy động các nguồn tài chính, vật lực phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Để phục vụ tốt giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải khai thác, tận dụng các điều kiện sẵn có trong nhà trường tận dụng mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, công tác xã hội hóa để góp phần phục vụ giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì thế hiệu trưởng các trường THCS khi thực hiện hoạt động quản lý của mình cần tập trung và các nội dung và cách thực hiện sau:

- Lên kế hoạch chỉ rõ các điều kiện cần hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay tại trường mình phụ trách.

84

- Chỉ đạo, điều hành việc mua sắp, bổ sung, sử dụng các điều hiện hỡ trợ cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Huy động các nguồn tài trợ, kêu gọi sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục cùng tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Chủ động, sáng tạo vận dụng tốt các điều kiện sẳn có để phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có được tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí, thực sự yêu thương và giúp đỡ nhau.

- Cần có được một văn hoá ứng xử văn minh, là môi trường thân thiện để giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Chủ động trong việc mua sắm, bổ sung các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Đánh giá khách quan kết quả GDĐĐ của học sinh là nhằm đánh giá mức độ thực hiện, hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra. Qua đó, giúp Hiệu trưởng đánh giá hiệu quả quản lý của mình và có sự điều chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, cần thiết. Việc đánh giá khách quan kết quả GDĐĐ học sinh còn có tác dụng nâng cao nhận thức của CB-GV-NV về mặt tinh thần, trách nhiệm đối với công tác GDĐĐ, đồng thời giúp họ đúc kết kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh của mình phù hợp. Việc xây dựng tiêu chí, PP đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho học sinh một cách hợp lý, khoa học là nhằm:

Đánh giá chính xác, công bằng kết quả rèn luyện của học sinh, từ đó giúp HS nhận thức đầy đủ về bản thân, phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ. Đồng thời, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục đào tạo của đội ngũ CB-GV và kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, kích thích sự cố gắng, khắc phục khuyết điểm của đội ngũ CB-GV và học sinh. Bên cạnh đó, kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tính hiệu quả, sự thành công của kế hoạch GDĐĐ học sinh, phát hiện kịp thời những bất cập, sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp uốn nắn, điều chỉnh, khắc phục có hiệu quả. Mặt khác còn giúp Hiệu trưởng thu thập thông tin, kinh nghiệm để phục vụ công tác xây dựng kế hoạch tiếp theo. Việc đánh giá công tác GDĐĐ học sinh phải được làm thường xuyên, chặt chẽ bằng những tiêu

85

chí cụ thể nhằm từng bước chuẩn hóa công tác này.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Từ hoạt động thực tiễn, đổi mới xây dựng tốt nội dung kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian trong năm học. Đây là quá trình đo lường việc thực hiện nhiệm vụ dựa theo các tiêu chí theo các thời điểm khác nhau, qua đó người quản lý phát hiện ra những sai lệch để kịp thời điều chỉnh.

Để đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ học sinh, BGH nhà trường cần phải thực hiện tốt các nội dung: Kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch GDĐĐ của trường đến các lớp và việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của từng lớp; kiểm tra, đánh giá việc lựa chọn hình thức, nội dung các phong trào thi đua học tập, rèn luyện đạo đức theo nội quy, quy định của trường, lớp và PP đánh giá của giáo viên, của tập thể lớp, Chi đoàn, Đội thiếu niên tiền phong... đối với kết quả rèn luyện đạo đức của từng cá nhân HS. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn, Đội, Ban thi đua xây dựng và tiêu chuẩn hóa các tiêu chí thi đua, tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua, cơ chế khen thưởng, xử phạt cho các lớp. Căn cứ vào tiêu chí thi đua để đánh giá thi đua cho các lớp theo tuần, tháng, học kỳ, năm học.

Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá là Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các thông tư, văn bản của Bộ GD-ĐT về GDĐĐ và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS, nội quy, qui định của nhà trường. Cụ thể hóa các mặt rèn luyện cần đánh giá để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá một cách khoa học. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và qui trình đánh giá, tổ chức cho CB-GV-NV và học sinh thảo luận góp ý bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình Hiệu trưởng phê duyệt và thực hiện. Trước khi thực hiện cần thông báo tới toàn thể CB-GV-NV và học sinh của trường để mọi người nắm rõ các tiêu chuẩn thi đua đã được chuẩn hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm và thực hiện đúng theo những qui định đã đề ra.

Hàng năm, vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức cho học sinh các lớp học tập về các nội dung, như: "Nhiệm vụ của học sinh "; "Quyền của học sinh "; "Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học sinh "; "Các hành vi HS không được làm"; "Khen thưởng và kỷ luật học sinh " (Theo điều 38;39;40;41;42 của Điều lệ Trường Trung học Cơ sở, trường THPT và trường Phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo

86

dục và Đào tạo) nhằm nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức, tư cách mỗi khi đến trường, hạn chế các sai phạm. Đây là một việc làm hết sức cần thiết đối với học sinh, đặc biệt đối với học sinh THCS ở trường PTDT Nội Trú huyện Hoài Ân.

Cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh cho GVCN theo tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Thông tư số 58/2011/TT- BGDĐT).

Tiêu chuẩn đánh giá tập thể lớp hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và năm học cần phải lượng hóa thành định mức điểm phù hợp để xếp loại Tốt, khá, trung bình, yếu. Tiêu chuẩn đánh giá học sinh phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lượng và định tính. Tính định lượng thể hiện số lần đạt thành tích, số lần vi phạm. Tính định tính biểu hiện ở tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi.

Ban thi đua, kết hợp với Đoàn TN, Đội thiếu niên tiền phong theo dõi tính điểm, thi đua cho các lớp từng ngày, tuần, tháng, học kỳ, năm học theo những tiêu chuẩn đã được chuẩn hóa. Vào cuối tuần, cuối tháng, một đại diện của Ban thi đua tổng hợp điểm thi đua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đánh giá ưu khuyết điểm, dự kiến xếp loại thi đua. Hiệu trưởng tổ chức họp ban thi đua duyệt xếp loại các lớp, công khai kết quả xếp loại và khen thưởng trước toàn trường. Từng tập thể lớp tổ chức rút kinh nghiệm kết quả xếp loại hàng tuần, hàng tháng biểu dương học sinh đóng góp thành tích cho phong trào lớp, phê bình học sinh vi phạm làm hạn chế kết quả thi đua của lớp. Có chế độ khen thưởng đối với các lớp có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện đạo đức của tháng (thưởng cho các lớp đạt nhất, nhì, ba).

Hàng tháng, mỗi học sinh viết bản tự nhận xét về kết quả rèn luyện đạo đức. GVCN kết hợp với giáo viên dạy học GDCD, Đoàn, Đội đánh giá hạnh kiểm học sinh theo tháng, học kỳ để làm cơ sở đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, đạo đức cả năm học báo cáo danh sách xếp loại cho Hiệu trưởng. Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng đối với HS. Việc cho học sinh viết bản tự nhận xét có tác dụng để học sinh tự kiểm điểm với những vi phạm của mình để tìm cách khắc phục, sửa chữa.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để việc xét duyệt được chính xác công bằng, Hiệu trưởng triệu tập họp xét duyệt hạnh kiểm học sinh vào cuối học kỳ, cuối năm học, gồm: BGH, Ban đức dục, Ban thi đua, GVCN, CB Đoàn, CB tổng phụ trách đội. Việc đánh giá đúng và khách

87

quan hạnh kiểm, đạo đức của HS có ý nghĩa tích cực giúp học sinh ý thức được khuyết điểm của bản thân, xác định được hướng phấn đấu để có kết quả rèn luyện tốt hơn. Nếu đánh giá hạnh kiểm thiếu công bằng, thiếu chính xác sẽ hạn chế sự cố gắng của học sinh, tạo "sức ỳ" đối với học sinh chậm tiến. Vì vậy giáo viên phải nắm chắc các văn bản hướng dẫn đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh của Bộ, là nhà sư phạm mẫu mực, khách quan, vô tư, hiểu biết sâu sắc tâm tư, nguyện vọng của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Hiệu trưởng phải tập hợp được các ý kiến đánh giá đúng, phân biệt được các đánh giá sai lệch để có quyết định đúng đắn qua đó động viên được sự nỗ lực của tập thể lớp và học sinh.

Sau mỗi năm học, BGH nhà trường cần chuẩn bị nội dung và tiến hành hội nghị tổng kết về kết quả học tập và công tác GDĐĐ. Chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, phân tích các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan của những hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở đó đổi mới công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Từ hoạt động kiểm tra, đánh giá căn bản, người kiểm tra đánh giá phải có cái nhìn toàn diện, tổng thể và hết sức linh hoạt đối với cả quá trình rèn luyện GDĐĐ của học sinh. Chỉ với cách đánh giá như vậy mới tránh việc đưa ra một kết quả phiến diện, thiếu chính xác về hoạt động GDĐĐ của học sinh. Trong việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá này nên có sự tham gia chủ động, tích cực của học sinh trong việc tự mình đáng giá (nhà trường có thể phát phiếu tự đánh giá cho học sinh theo những nội dung nhất định), của phụ huynh học sinh cũng như có sự tham gia của các xã hội khác. Có như vậy kết quả đánh giá mới chính xác, công bằng và từ kết quả đánh giá đó các em sẽ có động lực để cố gắng hơn trong việc rèn luyện đạo đức của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)