8. Cấu trúc luận văn
1.2.4. Khái niệm quản lý giáo dục
Khái niệm “quản lí giáo dục” có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là qui trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [[25]].
Theo tác giả Bush T thì: “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra” [[17]].
Hay theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [[3], tr.31].
Theo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Thị Mai Phương, quản lí giáo dục ở cấp độ quản lí trường học (cơ sở giáo dục) là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí đến tập thể cán bộ, nhân viên, người dạy, người học, cha mẹ người học hay người đỡ đầu, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, và cơ hội nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục [[21]].
Khái niệm “quản lí giáo dục” có nhiều cách định nghĩa khác nhau: Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thư: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho vận hành theo đường lối và
17
nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là qui trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [[25], tr.16].
Theo tác giả Bush T thì: “Quản lý giáo dục, một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm đạt mục tiêu đề ra” [[17], tr.17].
Hay theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [[3], tr.31].
Theo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Thị Mai Phương, quản lí giáo dục ở cấp độ quản lí trường học (cơ sở giáo dục) là hệ thống những tác động có chủ đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lí đến tập thể cán bộ, nhân viên, người dạy, người học, cha mẹ người học hay người đỡ đầu, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, và cơ hội nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu giáo dục [[21]].
Như vậy, QLGD là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể QLGD ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa công tác GD của toàn bộ hệ thống GD và của cơ sở GD/NT đạt được mục tiêu đã định.