Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục đạo dức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng tham gia giáo dục đạo dức,

làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục đạo đức

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

GDĐĐ là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành đa dạng các hình thức phối kết hợp các lực lượng GD đặc biệt là ba lực lượng chủ chốt gia đình, nhà trường và xã hội trong lĩnh vực GDĐĐ HS, trong đó nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Do vậy, hiệu trưởng phải là người thật sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với lực lượng khác để bàn bạc nội dung hình thức, biện pháp… GDĐĐHS phù hợp với truyền thống địa phương, đặc điểm tâm sinh lý học sinh THCS ở trường PTDT Nội Trú huyện Hoài Ân.

Phát huy sức mạnh tổng hợp của nhà trường, gia đình và xã hội cộng đồng trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh và phát huy những tiềm năng phong phú của toàn xã hội về cả vật chất lẫn tinh thần để tham gia vào giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục thực hiện các chuẩn mực đạo đức của học sinh và xây dựng môi trường trong sạch không có tệ nạn xã hội là môi trường lý tưởng để giáo dục đạo đức cho HS.

Sự phối hợp thống nhất giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước nhà, sự đa dạng các hình thức phối

81

kết hợp này tạo ra môi trường thuận lơi, sức mạnh tổng hợp để giáo dục đạo đức cho học sinh.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng và tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐHS nói riêng. Đây chính là việc thực hiện cộng đồng hóa trách nhiệm nhằm đảm bảo tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là:

+ Xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và phối hợp giữa các môi trường để tạo sự thống nhất tác động giáo dục HS.

Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, không khí học tập… Trong đó, hiệu trưởng chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa bạn bè trong tập thể…

Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, GDĐĐHS. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp cho gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục HS một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện.

Xây dựng môi trường xã hội tích cực: xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp, luôn biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, không dễ dàng phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Do đó nhà trường cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng dân chủ. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường. Nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để GDĐĐ HS theo

82

những chuẩn mực xã hội.

Nhà trường phải thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ HS, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho các em.

- Đề nghị các cơ quan, ban ngành có liên quan tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu. soạn tài liệu, phần mềm có tác dụng GDĐĐ HS. Chẳng hạn như cung cấp các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng.

- Đề nghị và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS. Cụ thể:

+ Ngành y tế: truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường…

+ Ngành công an: cung cấp tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội.

+ Ngành văn hóa thông tin: tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa, thẩm mỹ cho HS thông qua một số hoạt động như thi đấu TDTT, văn nghệ, triển lãm…

+ Đoàn TNCS-Đội TNTP Hồ Chí Minh: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi SHTT, quản lý HS trong hè, giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn- Đội, hội thảo chủ đề “Thiếu niên nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy”, “Tiến bước lên Đoàn”.

+ Ban đại diện CMHS: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS.

Tóm lại, đa dạng các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng góp phần GDĐĐ cho HS. Nội dung và hình thức phối hợp đa dạng, phong phú, hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho GDĐĐHS.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh phải nhiệt tình tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ.

83

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)