Phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Phương pháp khảo sát

Sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phụ lục) và các phương pháp bổ trợ như quan sát, điều tra viết và xử lý kết quả bằng thống kê toán học để xử lý các thông tin đang điều tra.

2.2.4.1. Giới thiệu bảng hỏi

Bảng hỏi gồm có 3 mẫu (Phụ lục 1, Phụ lục 2 và phụ lục 3), gồm một hệ thống câu hỏi được xây dựng, phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằm khai thác những thông tin cần thiết về đối tượng nghiên cứu.

Mẫu 1: Dành cho CBQL, GV THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên

địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, gồm có 13 câu hỏi.

Mẫu 2: Dành cho học sinh THCS ở trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài

Ân, tỉnh Bình Định, gồm có 6 câu hỏi.

Thang đánh giá:

Sử dụng thang đo 5 bậc để khảo sát thực trạng, đối với câu hỏi đánh giá kết quả thực hiện việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường THCS, 5 mức đánh giá là: 1. Kém, 2. Yếu, 3. Trung bình, 4. Khá, 5. Tốt. Chúng tôi căn cứ vào ĐTB của các tiêu chí khảo sát rơi vào các khoảng để đưa ra nhận định. Như vậy ĐTB quy ước cho các mức độ là:

Số lượng CBQL và GV trả lời phiếu: N = 135

- Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (Sử dụng phần mềm SPSS 18.0).

- Phương pháp thống kê mô tả: Các chỉ số được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả:

+ Điểm trung bình (ĐTB): để tính điểm đạt được của từng nhân tố (1≤ĐTB≤5)

2.2.4.2. Giới thiệu việc phân tích và xử lý số liệu

- Mục đích: Hình thành và sắp xếp các bảng số liệu theo logic nội dung nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. Các số liệu nghiên cứu xử lý theo phương pháp thống kê toán học (thông qua chương trình phần mềm SPSS phiên bản 22.0).

43

- Các chỉ số thống kê được sử dụng trong phân tích sử dụng thống kê mô tả: tỷ lệ phần trăm, ĐTB.

- Các chỉ số được dùng trong phân tích sử dụng thống kê suy luận: phân tích so sánh.

- Khi có kết quả điều tra khảo sát, tác giả luận án sử dụng nhiều phương pháp xử lý số liệu để đánh giá thực trạng như phần mềm SPSS, xác suất thống kê cụ thể với thang đánh giá. Trong thang đo, điểm thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 5 tương ứng với các tiêu chí trong thực trạng đạo đức của học sinh, thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh và thực trạng về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS.

Bảng 2.1. Các thang giá trị tƣơng ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THCS

Mức

điểm Mức độ Điểm TB Các mức độ đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh

5 Tốt 4,2 ≤ ĐTB ≤ 5 Rất hiệu quả Rất đồng ý Rất thường xuyên Rât ảnh hưởng Rất phù hợp

4 Khá 3,4 ≤ ĐTB < 4,2 Hiệu quả Đồng ý Thường

xuyên Ảnh hưởng Phù hợp 3 Trung bình 2,6 ≤ ĐTB < 3,4 Tương đối hiệu quả Tương đối đồng ý Tương đối thường xuyên Tương đối ảnh hưởng Tương đối phù hợp 2 Yếu 1,8 ≤ ĐTB < 2,6 Không cần thiết Không đồng ý Không thường xuyên Không ảnh hưởng Không hiệu quả 1 Kém 1 ≤ ĐTB < 1,8 Hoàn toàn không cần thiết Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn không thường xuyên Hoàn toàn không ảnh hưởng Hoàn toàn không hiệu quả

2.4. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trƣờng PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.4.1. Thực trạng về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Học sinh dân tộc thiểu số ở bậc trung học cở sở là một trong những đối tượng rất đặc thù, bản thân các em là người dân tộc, lại có ngôn ngữ tiếng nói của dân tộc mình, với một nền tảng văn hoá và kinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn, sự học thì chưa được quan tâm. Chính vì thế, việc trang bị cho các em biết đọc, viết thông thạo

44

Tiếng Việt là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, ngoài những giờ học theo quy định trong chương trình trung học cơ sở thì trường phổ thông dân tộc nội trú cần phải tập trung công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Bởi vì, nhận thức và thái độ đạo đức có ảnh hưởng quyết định đến hành vi đạo đức. Để hiểu được suy nghĩ của CBQL, GV về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 40 cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Kết quả này được thể hiện tại bảng khảo sát 2.2 trong ý kiến đánh giá của CBQL và GV.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh

STT Vai trò của công tác giáo dục đạo đức Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường

là giáo dục toàn diện gồm: Đức, trí, thể, mĩ 0.0 0.0 25.9 52.6 21.5 3.96

2 Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho

học sinh 0.0 1.5 25.2 42.2 31.1 4.03

3

Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi, thói quen, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa

0.0 2.2 26.7 46.7 24.4 3.93

4 Nhằm biến những nhu cầu, những chuẩn mực đạo

đức theo yêu cầu xã hội 0.0 4.4 23.0 49.6 23.0 3.91

5

Giáo dục đạo đức học sinh là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cở bản của giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH

0.0 3.7 23.0 45.2 28.1 3.98

6 Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha

gắn bó với lý tưởng đọc lập dân tộc, XHCN 0.0 3.7 36.3 47.4 12.6 3.69

Kết quả khảo sát bảng 2.2 cho thấy kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GVCN THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, mức độ phù hợp về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh THCS, qua 06 nội dung khảo sát ở 5 mức độ đạt điểm trung bình từ 3.69 đến 4.03, trong đó nội dung được đánh giá cao là “Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho học sinh” (ĐTB=4.03); xếp thứ năm đa số CBQL và GV đồng ý với các mục tiêu trên để hướng tới GDĐĐ cho học sinh. Nếu tính theo tỉ lệ % trong đánh giá thì có tới (31,1%) đánh giá ở mức “Rất phù hợp” và (42,2%) đánh giá ở mức “Phù hợp”, chỉ có 25,2% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp” và 1,5% đánh giá ở mức độ “Không phù hợp”. Các nội dung còn lại về cơ bản đều có

45

trên 60% ý kiến đánh giá của CBQL và GV ở mức độ “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Vai trò được CBQL và GV đánh giá ở mức phù hợp thấp nhất trong các vai trò được khảo sát là “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng đọc lập dân tộc, XHCN” với điểm trung bình là (3,69) và chỉ có (12,6%) đánh giá ở mức “Rất phù hợp”, (47,4%) đánh giá ở mức “Phù hợp”. Đặc biệt có tới 36,3% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp”. Như vậy có thể thấy giáo dục đạo đức để hướng tới xây dựng con người và thế hệ gắn với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lớn hơn so với nhận thức của học sinh ở lứa tuổi THCS. Chính vì vậy, trong quá tình giáo dục này các trường THCS cần phải điều chỉnh nội dung giáo dục đạo đức để gần với đặc thù lứa tuổi THCS.

Vậy, về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh THCS phần lớn đội ngũ CBQL, GV đánh giá rất cao, đây là một lợi thế, một dấu hiệu tích cực, là căn cứ quan trọng để chủ thể xây dựng được các biện pháp hợp khoa học để quản lý công tác GDĐĐ hiệu quả.

Để tìm hiểu thực trạng vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 255 học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của học sinh về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Vai trò của công tác giáo dục đạo đức Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường

là giáo dục toàn diện gồm: Đức, trí, thể, mĩ 3.5 2.7 48.6 32.9 12.2 3.47

2 Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho

học sinh 1.2 7.1 22.4 35.3 34.1 3.94

3

Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi, thói quen, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa

2.7 2.7 14.9 31.0 48.6 4.20

4 Nhằm biến những nhu cầu, những chuẩn mực đạo

đức theo yêu cầu xã hội 4.3 9.0 21.6 39.6 25.5 3.73

5

Giáo dục đạo đức học sinh là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cở bản của giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH

2.0 4.7 30.6 40.4 22.4 3.76

6 Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn

46

trường PTDTNT huyện Hoài Ân về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh, qua khảo sát ở 5 độ trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi, thói quen, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa” đạt điểm trung bình 4.20 xếp thứ năm. “Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường là giáo dục toàn diện gồm: Đức, trí, thể, mĩ” chiếm tỉ lệ (48.6%). Tuy nhiên một số học sinh vẫn chưa nhận thức được về vai trò với các nội dung “Giáo dục đạo đức học sinh là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cở bản của giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH” chiêm tỉ lệ (30,6%). “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng đọc lập dân tộc” chiếm tỉ lệ (23.1). “Nhằm biến những nhu cầu, những chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu xã hội” chiếm tỉ lệ (21,6). “Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho học sinh” chiếm tỉ lệ (2,1%).

Như vậy, trường PTDTNT huyện Hoài Ân cần đẩy mạnh trong công tác lồng ghép GDĐĐ thông qua các môn học cũng như tổ chức nhiều hoạt động trong nhà trường nhằm giúp các em nhận thức về GDĐĐ đúng đắn hơn để biết ứng xử với mọi người và hình thành nhân cách cho học sinh.

Tóm lại, về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh phần lớn học sinh đồng ý với các nội dung để hướng tới vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh, đây là một lợi thế, một dấu hiệu tích cực, là căn cứ quan trọng để chủ thể xây dựng được các biện pháp hợp khoa học để quản lý công tác GDĐĐ hiệu quả.

2.4.2. Thực trạng về nội dụng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng thực hiện nội dung công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL và GV thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV và mức độ thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

STT Nội dung Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1

Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng người lớn

47

STT Nội dung Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè

2

Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân, những nội dung cần thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển của HS, của xã hội; nhằm giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức cho HS

0.0 0.0 25.2 49.6 25.2 4.00

3

Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng sống của học sinh để nâng cao năng lực và có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em

0.0 0.7 31.1 43.0 25.2 3.93

Trong số 3 nội dung GDĐĐ thì có những nội dung được đánh giá phù hợp như: “Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè”, (ĐTB = 4.03). “Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục công dân, những nội dung cần thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển của HS, của xã hội; nhằm giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức cho HS”, (ĐTB = 4.00). “Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng sống của học sinh để nâng cao năng lực và có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em” (ĐTB = 3.39). Tuy nhiên, vẫn còn một số CBQL, GV đánh giá ở mức tương đối “Giáo dục giá trị đạo đức nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng sống của học sinh để nâng cao năng lực và có được những lựa chọn lành mạnh hơn, có được sự kháng cự tốt hơn với những áp lực tiêu cực và kích thích những thay đổi tích cực trong cuộc sống của các em” chiếm tỉ lệ (31.1%)). “Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè”, chiếm tỉ lệ (26.07%). “Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực hiện trong môn giáo dục

48

công dân, những nội dung cần thực hiện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển của HS, của xã hội; nhằm giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức cho HS”, chiếm tỉ lệ (25.02%).

Những nội dung được đánh giá là phù hợp để giáo dục cho học sinh THCS cũng là những phẩm chất đạo đức quan trọng không thể thiếu của con người Việt Nam. Các nội dung GDĐĐ đều nhằm nâng cao ý thức, hành vi đúng đắn để các em hình thành phẩm chất đạo đức trong trường học. Từ đó, cần quan tâm giáo dục cho học sinh tính tự giác, dũng cảm, trung thực, biết nhận khuyết điểm để tiến bộ và biết thẳng thắn phê bình những sai trái của bạn để xây dựng tập thể học sinh học tập tốt, rèn luyện tốt. Thực tế ngày nay, học sinh THCS với sự phát triển về tâm sinh lý các em rất tò mò, lúng túng. Vì vậy, nhà trường phải quan tâm hơn nữa giáo dục vấn đề giáo dục về tình bạn, tình yêu và giáo dục giới tính cho học sinh, giúp các em có tri thức hiểu biết để xây dựng tình bạn trong sáng.

Để tìm hiểu thực trạng mức độ thực hiện nội dung của công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tác giả tiến hành khảo sát học sinh 255 trong nhà trường thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5. Đánh giá của học sinh về mức độ thực hiện nội dung của hoạt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.

STT Nội dung Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1

Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua các hoạt động và các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để giáo dục học sinh lòng nhân ái, kính yêu ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, tôn trọng người lớn tuổi, thương yêu và giúp đỡ bạn bè

5.9 1.2 32.9 22.0 38.0 3.85

2

Giáo dục lý tưởng đạo đức thông qua việc thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)