Vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 30 - 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Hiện nay các quốc gia trên thế giới đang tiến hành cải cách giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, hướng tới thực hiện giáo dục có chất lượng cao để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng.

20

Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội, song giáo dục trong nhà trường giữ vai trò chủ đạo. GDĐĐ trong nhà trường là bộ phận trong quá trình giáo dục toàn diện bao gồm: đức, trí, thể, mĩ.

Giáo dục đạo đức tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường và xã hội, con người và cuộc sống.

Các trường THCS coi GDĐĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và các hoạt động của nhà trường không ngoài mục đích hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi thói quen đạo đức, tình cảm đạo đức theo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN.

GDĐĐ ở trường THCS là một hoạt động có tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức theo yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức cá nhân học sinh, nhằm góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân vá thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội. Quản lý tốt công tác GDĐĐ học sinh ở trường THCS là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH “Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)