Khái quát tình hình giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục

Hoài Ân có 4 trường trung học phổ thông: Trường PTTH Nguyễn Bỉnh Khiêm, PTTH Hoài Ân ở thị trấn Tăng Bạt Hổ, PTTH Võ Giữ ở xã Ân Mỹ và PTTH Trần Quang Diệu ở xã Ân Tường Tây. Có 12 trường THCS (theo xã, thị trấn): Ân Nghĩa, Ân Hữu, Phổ thông Dân tộc nội trú (xã Ân Hữu), Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Tăng Bạt Hổ, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Hảo Đông, Ân Mỹ, Ân Hảo Tây. Có 14 trường Tiểu học (theo xã, thị trấn): BokTới, ĐakMang, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Tường Tây, Ân Tường Đông, Ân Đức, Tăng Bạt Hổ, Ân Phong, Tăng Doãn Văn (xã Ân Thạnh), Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Tây, Ân Hảo Đông. Có 10 trường Mẫu giáo: Vùng cao, BokTới, ĐakMang, Ân Hữu, Ân Tường Đông, Ân Tường Tây, Ân Phong, Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây. Có 4 trường Mầm non: Ân Nghĩa, 19-4 (Thị trấn Tăng Bạt Hổ), Tăng Bạt Hổ, Ân Đức. Tại thời điểm tháng 4 năm 2011 các trường học đã được kết nối mạng Internet đến điểm trường chính. Riêng 3 trường Mẫu giáo Vùng cao, Tiểu học BokTới, Tiểu học Đak Mang phải dùng mạng không dây di động ở nơi khác vì điểm chính chưa đủ điều kiện.

39

Trẻ em đi học đúng độ tuổi đạt 98,7%; học sinh Tiểu học hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,3%; tỷ lệ học sinh Tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,4%. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên toàn ngành được nâng cao. Công tác phát triển đảng viên, thành lập Chi bộ trường học được quan tâm đúng mức, đến nay, toàn ngành có 40 Chi bộ với 498 đảng viên, chiếm 50%. Công tác phổ cập giáo dục hàng năm được duy trì và chất lượng nâng cao. Công tác đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia được thực hiện theo kế hoạch và đạt nhiều kết quả. Tập trung đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW6 (Khóa XII) về đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp, đã sáp nhập 10 trường Tiểu học và luân chuyển 16 cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các trường theo quy định; Thực hiện có hiệu quả công tác Khuyến học, khuyến tài, huy động trên 03 tỷ đồng hỗ trợ trên 5.000 lượt học sinh, sinh viên nghèo, hiếu học được đến trường. (trích Báo cáo tổng kết tình hình giáo dục huyện Hoài Ân năm 2019)

2.2. Khái quát chung về trƣờng PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

Địa chỉ: Bình Định

Email: binhdinh-phothongdtnthoaian@edu.viettel.vn Điện thoại: 0900000000

2.2.1. Mô hình hoạt động: Chất lượng cao.

2.2.2. Đội ngũ giáo viên

100% giáo viên tốt nghiệp Đại học trong đó hơn 30% có trình độ Thạc sĩ, một nhà giáo ưu tú. Là những giáo viên giỏi, chiễn sĩ thi đua được tuyển chọn từ những trường THCS có uy tín của TỉnhThành, có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi, du học quốc tế; phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề, có phong cách ứng xử thân thiện với học sinh và phụ huynh học sinh. Ngoài ra, trường còn mời đội ngũ giáo viên người nước ngoài có kinh nghiệm giảng dạy, thân thiện với học sinh.

2.2.3. Mục tiêu đào tạo

- Xây dựng nhà trường thành một đơn vị giáo dục chất lượng cao phù hợp với tinh thần số 07 của Sở Giáo dục về việc phát triển giáo dục trình độ chất lượng cao.

- Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, ý chí

40

vươn lên và khả năng thích ứng cao.

- Trang bị kiến thức cơ bản theo tiêu chuẩn kiến thức của Bộ GD-ĐT, đảm bảo đạt điểm cao trong các kì thi học sinh giỏi, thi vào lớp 10 THPT, thi đỗ vào lớp 10 các trường THPT Chuyên và THPT chất lượng cao của Thành phố.

2.2.4. Phương châm giáo dục

- Quan tâm giáo dục toàn diện: kết hợp giáo dục kiến thức chuẩn với coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu.

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Khơi dậy và hun đúc cho mỗi ý tưởng sáng tạo, mỗi khả năng tiềm ẩn của các em, tăng cường khả năng thuyết trình, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm để mỗi học sinh được thành công trong học tập và cuộc sống.

- Giao lưu và hội nhập quốc tế qua việc chú trọng dạy môn ngoại ngữ với bốn kĩ năng cơ bản giúp học sinh giao lưu và hội nhập tốt với bạn bè quốc tế, tổ chức liên kết với một số trường quốc tế giúp học sinh làm quen với môi trường giáo dục chuẩn quốc tế.

- Quan tâm đến vấn đề tâm lý học đường thông qua việc phối hợp với các trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục giúp các em học sinh có tâm thế học tập thân thiện, tự tin, thoải mái và hiệu quả.

2.3.5. Phương thức hoạt động của trường

* Hoạt động dạy và học:

- Thực hiện phương pháp giáo dục và dạy học tiên tiến với sự hỗ trợ tối ưu của trang thiết bị hiện đại. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và đào tạo phù hợp với mô hình đào tạo chất lượng cao; Bố trí sắp xếp thời khóa biểu hợp lý đảm bảo thời lượng cho các buổi học, tiết học tự chọn, nâng cao, ngoại khoá chuyên đề

- Tổ chức học bán trú hai buổi với chương trình tăng cường nâng cao, với sự quản lý kỉ luật nghiêm túc, nề nếp, quy củ.

- Tổ chức học theo phòng học bộ môn, học trên mạng; mở rộng các hình thức dạy và học đối với các trường trong và ngoài nước.

- Chỉ đạo khai thác, sử dụng có hiệu quả trang thiết bị phòng thí nghiệm, thực hành.

41

- Liên kết với các trường THPT, Đại Học trong và ngoài tỉnh, Trung tâm ngoại ngữ, …để mời giáo viên tham gia giảng dạy các chuyên đề, các Câu lạc bộ.

- Liên kết với một số trường ở các nước có nền giáo dục phát triển như Singapore, Anh quốc, Austraylia…để tổ chức liên hoan trại hè cho học sinh tham quan hội nhập, du học có học bổng…

- Tổ chức Câu lạc bộ năng khiếu cho học sinh (Văn hóa, nghệ thuật, thể thao…) Tổ chức các buổi hội thảo, cimena, các cuộc thi olympic… phục vụ cho công tác dạy và học.

* Hoạt động giáo dục toàn diện: - Thực hiện các Kế hoạch

- Chương trình theo hướng dẫn của nhiệm vụ năm học các ngày kỉ niệm, ngày lễ lớn trong năm, sinh hoạt chủ đề…

- Tăng cường các hoạt động Đoàn – Đội – Câu lạc bộ năng khiếu, CLB Văn, Thể, Mỹ theo sở thích

- Tăng cường các hoạt động giao lưu bằng nhiều hình thức như: Thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ, thi vẽ tranh, thi hùng biện, thi học sinh thanh lịch…với các trường bạn, các trường trong khu vực và quốc tế

- Tăng cường hoạt động của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các tổ chức xã hội, giao lưu các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.

- Liên kết với Trung tâm tư vấn để kịp thời tư vấn về tâm lý, tình cảm cho giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh.

2.3. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.3.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDT Nội Trú huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

2.3.2. Đối tượng khách thể khảo sát

Cán bộ quản lý các trường THCS: 10 người; Giáo viên: 40 người và học sinh: 250 người.

2.3.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng về nhận thức việc GDĐĐ cho HS. Thực trang về hoạt động GDĐĐ.

42

Thực trạng về tổ chức và QL các hoạt động GDĐĐ.

Thực trạng về những những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho HS.

2.3.4. Phương pháp khảo sát

Sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Phụ lục) và các phương pháp bổ trợ như quan sát, điều tra viết và xử lý kết quả bằng thống kê toán học để xử lý các thông tin đang điều tra.

2.2.4.1. Giới thiệu bảng hỏi

Bảng hỏi gồm có 3 mẫu (Phụ lục 1, Phụ lục 2 và phụ lục 3), gồm một hệ thống câu hỏi được xây dựng, phù hợp với mục đích nghiên cứu nhằm khai thác những thông tin cần thiết về đối tượng nghiên cứu.

Mẫu 1: Dành cho CBQL, GV THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên

địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, gồm có 13 câu hỏi.

Mẫu 2: Dành cho học sinh THCS ở trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài

Ân, tỉnh Bình Định, gồm có 6 câu hỏi.

Thang đánh giá:

Sử dụng thang đo 5 bậc để khảo sát thực trạng, đối với câu hỏi đánh giá kết quả thực hiện việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở trường THCS, 5 mức đánh giá là: 1. Kém, 2. Yếu, 3. Trung bình, 4. Khá, 5. Tốt. Chúng tôi căn cứ vào ĐTB của các tiêu chí khảo sát rơi vào các khoảng để đưa ra nhận định. Như vậy ĐTB quy ước cho các mức độ là:

Số lượng CBQL và GV trả lời phiếu: N = 135

- Nhóm phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học (Sử dụng phần mềm SPSS 18.0).

- Phương pháp thống kê mô tả: Các chỉ số được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả:

+ Điểm trung bình (ĐTB): để tính điểm đạt được của từng nhân tố (1≤ĐTB≤5)

2.2.4.2. Giới thiệu việc phân tích và xử lý số liệu

- Mục đích: Hình thành và sắp xếp các bảng số liệu theo logic nội dung nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. Các số liệu nghiên cứu xử lý theo phương pháp thống kê toán học (thông qua chương trình phần mềm SPSS phiên bản 22.0).

43

- Các chỉ số thống kê được sử dụng trong phân tích sử dụng thống kê mô tả: tỷ lệ phần trăm, ĐTB.

- Các chỉ số được dùng trong phân tích sử dụng thống kê suy luận: phân tích so sánh.

- Khi có kết quả điều tra khảo sát, tác giả luận án sử dụng nhiều phương pháp xử lý số liệu để đánh giá thực trạng như phần mềm SPSS, xác suất thống kê cụ thể với thang đánh giá. Trong thang đo, điểm thấp nhất là 1 và điểm cao nhất là 5 tương ứng với các tiêu chí trong thực trạng đạo đức của học sinh, thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh và thực trạng về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS.

Bảng 2.1. Các thang giá trị tƣơng ứng với các mức độ và điểm trung bình để đo thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh trƣờng THCS

Mức

điểm Mức độ Điểm TB Các mức độ đánh giá thực trạng đạo đức của học sinh

5 Tốt 4,2 ≤ ĐTB ≤ 5 Rất hiệu quả Rất đồng ý Rất thường xuyên Rât ảnh hưởng Rất phù hợp

4 Khá 3,4 ≤ ĐTB < 4,2 Hiệu quả Đồng ý Thường

xuyên Ảnh hưởng Phù hợp 3 Trung bình 2,6 ≤ ĐTB < 3,4 Tương đối hiệu quả Tương đối đồng ý Tương đối thường xuyên Tương đối ảnh hưởng Tương đối phù hợp 2 Yếu 1,8 ≤ ĐTB < 2,6 Không cần thiết Không đồng ý Không thường xuyên Không ảnh hưởng Không hiệu quả 1 Kém 1 ≤ ĐTB < 1,8 Hoàn toàn không cần thiết Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn không thường xuyên Hoàn toàn không ảnh hưởng Hoàn toàn không hiệu quả

2.4. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở trƣờng PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

2.4.1. Thực trạng về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Học sinh dân tộc thiểu số ở bậc trung học cở sở là một trong những đối tượng rất đặc thù, bản thân các em là người dân tộc, lại có ngôn ngữ tiếng nói của dân tộc mình, với một nền tảng văn hoá và kinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn, sự học thì chưa được quan tâm. Chính vì thế, việc trang bị cho các em biết đọc, viết thông thạo

44

Tiếng Việt là một trong những hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, ngoài những giờ học theo quy định trong chương trình trung học cơ sở thì trường phổ thông dân tộc nội trú cần phải tập trung công tác giáo dục đạo đức cho đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Bởi vì, nhận thức và thái độ đạo đức có ảnh hưởng quyết định đến hành vi đạo đức. Để hiểu được suy nghĩ của CBQL, GV về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức, tác giả đã trưng cầu ý kiến của 40 cán bộ, giáo viên trong nhà trường. Kết quả này được thể hiện tại bảng khảo sát 2.2 trong ý kiến đánh giá của CBQL và GV.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, GV về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh

STT Vai trò của công tác giáo dục đạo đức Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong nhà trường

là giáo dục toàn diện gồm: Đức, trí, thể, mĩ 0.0 0.0 25.9 52.6 21.5 3.96

2 Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho

học sinh 0.0 1.5 25.2 42.2 31.1 4.03

3

Giáo dục đạo đức cho học sinh là hình thành ý thức đạo đức, hành vi, thói quen, chuẩn mực đạo đức cách mạng, đạo đức xã hội chủ nghĩa

0.0 2.2 26.7 46.7 24.4 3.93

4 Nhằm biến những nhu cầu, những chuẩn mực đạo

đức theo yêu cầu xã hội 0.0 4.4 23.0 49.6 23.0 3.91

5

Giáo dục đạo đức học sinh là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cở bản của giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH-HĐH

0.0 3.7 23.0 45.2 28.1 3.98

6 Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha

gắn bó với lý tưởng đọc lập dân tộc, XHCN 0.0 3.7 36.3 47.4 12.6 3.69

Kết quả khảo sát bảng 2.2 cho thấy kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GVCN THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, mức độ phù hợp về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh THCS, qua 06 nội dung khảo sát ở 5 mức độ đạt điểm trung bình từ 3.69 đến 4.03, trong đó nội dung được đánh giá cao là “Giáo đục đạo đức là để phát triển nhân cách cho học sinh” (ĐTB=4.03); xếp thứ năm đa số CBQL và GV đồng ý với các mục tiêu trên để hướng tới GDĐĐ cho học sinh. Nếu tính theo tỉ lệ % trong đánh giá thì có tới (31,1%) đánh giá ở mức “Rất phù hợp” và (42,2%) đánh giá ở mức “Phù hợp”, chỉ có 25,2% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp” và 1,5% đánh giá ở mức độ “Không phù hợp”. Các nội dung còn lại về cơ bản đều có

45

trên 60% ý kiến đánh giá của CBQL và GV ở mức độ “Phù hợp” và “Rất phù hợp”. Vai trò được CBQL và GV đánh giá ở mức phù hợp thấp nhất trong các vai trò được khảo sát là “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng đọc lập dân tộc, XHCN” với điểm trung bình là (3,69) và chỉ có (12,6%) đánh giá ở mức “Rất phù hợp”, (47,4%) đánh giá ở mức “Phù hợp”. Đặc biệt có tới 36,3% đánh giá ở mức “Tương đối phù hợp”. Như vậy có thể thấy giáo dục đạo đức để hướng tới xây dựng con người và thế hệ gắn với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lớn hơn so với nhận thức của học sinh ở lứa tuổi THCS. Chính vì vậy, trong quá tình giáo dục này các trường THCS cần phải điều chỉnh nội dung giáo dục đạo đức để gần với đặc thù lứa tuổi THCS.

Vậy, về vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh THCS phần lớn đội ngũ CBQL, GV đánh giá rất cao, đây là một lợi thế, một dấu hiệu tích cực, là căn cứ quan trọng để chủ thể xây dựng được các biện pháp hợp khoa học để quản lý công tác GDĐĐ hiệu quả.

Để tìm hiểu thực trạng vai trò của công tác GDĐĐ cho học sinh, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của 255 học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân thu được kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của học sinh về vai trò của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)