Thực trạng phương pháp công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 61 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng phương pháp công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu thực trạng mức độ thực hiện các phương pháp GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ CBQL và GV trong nhà trường thu được kết quả như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ sử dụng thƣờng xuyên của hệ thống các phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Các phương pháp Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp

thuyết trình 0.0 0.7 20.7 53.3 25.2 4.03

2 Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp

đàm thoại 0.0 1.5 38.5 41.5 18.5 3.77

3 Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp

diễn kịch 0.0 3.0 21.5 57.0 18.5 3.91

4 Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp

trải nghiệm 0.0 2.2 37.0 37.8 23.0 3.81

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.6 cho thấy, phương pháp GDĐĐ cho học sinh được sử dụng nhiều nhất là “Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp thuyết trình” (ĐTB = 4.03), đây cũng là phương pháp được đánh giá là tạo được hứng thú cho học sinh vì thông qua phương pháp này, học sinh được cập nhật thông tin, được nghe những câu chuyện hay về đạo đức, điển hình những gương người tốt việc tốt thông qua các việc làm hàng ngày của học sinh. Tuy nhiên, một trong những phương pháp mang tính chủ động, tạo điều kiện cho học sinh giao lưu, thông qua hoạt động tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh gần gũi nhau hơn có một phần nhỏ CBQL và GV cho là nhà trường đánh giá không phù hợp như “Giáo dục đạo

51

đức thông qua phương pháp thuyết trình” chiếm tỉ lệ (0,7%). “Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp đàm thoại” chiếm tỉ lệ (1,5%). CBQL và GV đánh giá ở mức “tương đối phù hợp” là (4,3) chiếm tỉ lệ (20,7%); (3,77) chiếm tỉ lệ (38,5 %); (3,91) chiếm tỉ lệ (21,5%) và (3,81) chiếm tỉ lệ (37,00%). Điều này cho thấy trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cần đẩy mạnh Phương pháp đàm thoại và phương pháp thuyết trình vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt lớp. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công tác tuyên truyền, tổ chức đàm thoại giữa lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo huyện tư vấn cho học sinh.

Để tìm hiểu thực trạng mức độ phù hợp các hệ thống phương pháp GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tác giả tiến hành khảo sát học sinh trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá của học sinh về mức độ phù hợp các hệ thống phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

STT Các phương pháp Mức độ lựa chọn ĐTB

1 2 3 4 5

1 Giáo dục đạo đức thông qua phương

pháp thuyết trình 1.6 9.8 33.3 32.9 22.4 3.65

2 Giáo dục đạo đức thông qua phương

pháp đàm thoại 3.9 6.7 28.2 33.7 27.5 3.74

3 Giáo dục đạo đức thông qua phương

pháp diễn kịch 2.7 10.2 31.0 27.1 29.0 3.69

4 Giáo dục đạo đức thông qua phương

pháp trải nghiệm 2.7 5.9 25.9 32.5 32.9 3.87

Bảng 2.7 tổng hợp kết quả khảo sát lấy ý kiến đánh giá của học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân về mức độ phù hợp các hệ thống phương pháp công tác GDĐĐ ở trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân, qua 4 nội dung khảo sát ở mức độ đạt điểm trung bình từ 3.65 đến 3.87, đạt kết quả sử dụng phù hợp, trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp trải nghiệm” (ĐTB = 3.87).Tuy nhiên một số học sinh đánh giá mức độ tương đốiGiáo dục đạo đức thông qua phương pháp thuyết trình” chiếm tỉ lệ (33,03%); “Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp diễn kịch” chiếm tỉ lệ

52

(31,0%); “Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp đàm thoại” chiếm tỉ lệ (28,02%); “Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp trải nghiệm” chiếm tỉ lệ (25,09%). Hai nội dung được đánh giá là không phù hợp chiếm tỉ lệ thấp “Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp trải nghiệm” chiếm tỉ lệ (5,09%); “Giáo dục đạo đức thông qua phương pháp đàm thoại” chiếm tỉ lệ (6,07%). Điều này cho thấy trường PTDTNT trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định cần thay đổi nội dung khi thực hiện các phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh.

Như vậy, về mặt nhận thức phần lớn học sinh đánh giá cao, đây là một lợi thế, một dấu hiệu tích cực, là căn cứ quan trọng để chủ thể xây dựng được các biện pháp hợp khoa học để quản lý công tác GDĐĐ hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)