8. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội
Vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Hoài Nhơn, phía nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía đông giáp huyện Phù Mỹ và huyện Phù Cát, phía tây giáp huyện An Lão. Diện tích: 744,1 km2; dân số: 94.300 người, trong đó nữ 48.800 người; mật độ dân số 127 người/km2
Hoài Ân là huyện trung du, miền núi, nơi có ba dân tộc sinh sống là Kinh, Bana và H're. Trải qua hàng trăm năm hình thành, xây dựng và bảo vệ quê hương, các dân tộc sinh sống trên vùng đất Hoài Ân luôn đoàn kết, sát cánh cùng nhau tạo nên truyền thống văn hoá đa dạng và phong phú, phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc. Người dân Hoài Ân luôn tự hào với một kho tàng văn học dân gian phong phú, bao gồm nhiều thể loại ca dao, bài chòi, hát đối, hò vè, hát ru,... đặc biệt là những câu chuyện tiếu lâm. Bằng những lời lẽ châm biếm hết sức thông minh, nhẹ nhàng và sâu cay, ông đã giáng những đòn chí mạng vào bọn tham quan ô lại, địa chủ, cường hào áp bức, bóc lột nhân dân. Không chỉ có vậy, nơi đây còn được "mệnh danh" là vùng đất học với những nho sĩ yêu nước được nhiều người biết đến như: Trần Trọng Vĩ, Tăng Bạt Hổ, Đặng Tiền,...
Kinh tế tăng trưởng khá, mức tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 giá trị sản xuất tính theo giá so sánh năm 2010 đạt 11,2%. Trong đó, Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,2% ; Công nghiệp - xây dựng tăng 15,3% ; Thương mại - dịch vụ tăng 16%.
Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản. Năm 2015 nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 55,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 15,1%; thương mại - dịch vụ chiếm 29%; Đến năm 2020, Nông - lâm nghiệp, thủy
38
sản chiếm 45,2%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 19,8%; Thương mại - dịch vụ chiếm 35,1%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,2 triệu đồng/năm tăng 1,7 lần so năm 2015; Tỷ lệ tăng thu ngân sách địa phương bình quân hàng năm 17,5%. (Trích Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hoài Ân lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025)