Thực trạng về quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 73 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.4. Thực trạng về quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục đạo

đạo đức cho học sinh THCS

Để tìm hiểu mức độ về quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 40 CBQL, GV trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

63

Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THCS hiện nay là:

STT Quản lý các điều kiện Mức độ lựa chọn ĐTB

1 2 3 4 5

1

Đảm bảo về cơ sở vật chất như: trang thiết bị, tài liệu tham khảo, sân chơi, nhà đa năng, âm thanh và những đồ dùng liên quan đến hoạt động tổ chức

0.0 2.2 37.0 40.0 20.7 3.79

2

Đầu tư vào các hoạt động nhiều hình ảnh sinh động hoặc những nội dung liên quan khác phù hợp với công tác giáo dục đạo đức.

0.0 3.7 37.8 38.5 20.0 3.75

3 Đảm bảo về kinh phí tổ chức hoạt động GDĐĐ

cho học sinh 0.0 5.9 25.2 46.7 22.2 3.85

4

Trách nhiệm của lực lượng giáo dục trong việc sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất trong nhà trường

0.0 3.7 24.4 42.2 29.6 3.98

Kết quả khảo sát ở bảng 2.16 cho thấy, nội dung được đánh giá cao nhất trong quản lý các điều kiện phục vụ cho công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định Với điểm trung bình dao động từ (3,75 đến 3,98). Nếu tính theo tỉ lệ % đánh giá về các mức độ hiệu quả thì có tới trên 60% ý kiến đánh giá ở mức “Hiệu quả” và “Rất hiệu quả”. Nếu xét ở mức độ đánh giá “Tương đối hiệu quả” thì có tỉ lệ % dao động từ (24,4% đến 37,8%).

Nội dung được CBQL và GV đánh giá ở mức hiệu quả nhất là “Trách nhiệm của lực lượng giáo dục trong việc sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất trong nhà trường” với điểm trung bình cao nhất là (3,98) và chỉ có (24,4%) đánh giá ở mức “Tương đối hiệu quả” và 3,7% “Không hiệu quả”. Nội dung có kết quả đánh giá thấp nhất là “Đầu tư vào các hoạt động nhiều hình ảnh sinh động hoặc những nội dung liên quan khác phù hợp với công tác giáo dục đạo đức.” nhận được ý kiến đánh giá của CBQL và GV về mức độ hiệu quả với điểm trung bình là (3,75) và có tới (37,8%) đánh giá ở mức “Tương đối hiệu quả”. Chính vì vậy, BGH của nhà trường cần phải chú trọng hơn nữa khâu đầu tư để có nhiều hình ảnh, tư liệu sinh động hỗ trợ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

64

Qua trao đổi với lãnh đạo ở PTDTNT huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, hiện nay nhà trường về cơ bản đã “Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động GDĐĐ cho học sinh”. Tuy nhiên, nguồn kinh phí chủ yếu là từ nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục nên các điều kiện để phục vụ trong công tác GDĐĐ cho học sinh còn hạn chế chưa phong phú, đa dạng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện cần tổ chức nhiều hoạt động thiết thực phục vụ GDĐĐ cho học sinh nhằm huy động được kinh phí từ nguồn xã hội hóa.

2.5.5. Thực trạng về quản lý việc bổi dưỡng kỹ năng tổ chức công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên

Để tìm hiểu mức độ về quản lý việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức công tác GDĐĐ cho học sinh THCS ở trường PTDTNT huyện Hoài Ân trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tác giả tiến hành khảo sát 40 CBQL, GV trong nhà trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.17. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ quản lý việc bồi dƣỡng kỹ năng của công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên

STT QL hoạt động bồi dưỡng Mức độ lựa chọn (%) ĐTB

1 2 3 4 5

1 Chuẩn bị các nội dung để tập huấn cho đội ngũ

giáo viên và GV TPT đội. 0.0 3.0 25.2 54.8 17.0 3.86

2

Tổ chức các khóa bồi dưỡng định kỳ về năng lực, kỹ năng nghiệp công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên và GV TPT đội.

0.0 4.4 23.7 41.5 30.4 3.98

3 Cung cấp các tài liệu về công tác giáo dục đạo

đức cho đội ngũ giáo viên và GV TPT đội. 0.0 3.7 37.8 35.6 23.0 3.78

4

Chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

0.0 2.2 26.7 51.1 20.0 3.89

5

Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định

65

CBQL, GV đánh giá cao trong việc quản lý việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên THCS, trong đó nội dung “Tổ chức các khóa bồi dưỡng định kỳ về năng lực, kỹ năng nghiệp công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên và GV TPT đội” (ĐTB = 3,98) CBQL, GV đánh giá mức độ hiệu quả. Tuy nhiên một số CBQL, GV đánh giá ở mức độ tương đối ở các nội dung “Chuẩn bị các nội dung để tập huấn cho đội ngũ giáo viên và GV TPT đội” (ĐTB = 3,86) chiếm tỉ lệ (25,2%); “Tổ chức các khóa bồi dưỡng định kỳ về năng lực, kỹ năng nghiệp công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên và GV TPT đội” (ĐTB = 3,98) chiếm tỉ lệ (23,7%); “Cung cấp các tài liệu về công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên và GV TPT đội” (ĐTB = 3,78) chiếm tỉ lệ (37,8%); “Chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định” (ĐTB = 3,89) chiếm tỉ lệ (26,7%); “Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định” (ĐTB = 3,67) chiếm tỉ lệ (46,7%). Trong đó “Tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định” chiếm tỉ lệ cao nhất. Nhìn chung, các chủ thể quản lý đã nhận thức được việc bồi dưỡng kỹ năng tổ chức công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên THCS, tuy nhiên CBQL cần đẩy mạnh trong công tác xác định “Tổ chức các khóa bồi dưỡng định kỳ về năng lực, kỹ năng nghiệp công tác giáo dục đạo đức cho đội ngũ giáo viên và GV TPT đội” để thực hiện nhiệm vụ mạng lại hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc nội trú huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)