Đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (Trang 30 - 31)

Đánh giá thành tích cơng việc là một trong những hoạt động quản trị nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong mọi tổ chức. Thông qua việc đánh giá thành tích cơng việc giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định nhân sự

như đào tạo và phát triển, quyết định nâng lương, thăng tiến, kỷ luật đối với người lao động. Đồng thời, mức độ hợp lý và đúng đắn của hệ thống đánh giá và thông tin phản hồi các kết quả đánh giá với người lao động có ảnh hưởng lớn đền việc xây dựng và phát triển đạo đức, thái độ lao động của người lao động và bầu khơng khí tâm lý – xã hội trong tổ chức. Nếu hệ thống đánh giá đúng đắn sẽ giúp cho người lao động phấn chấn trong công việc nhiều hơn. Nếu họ được đánh giá kịp thời sẽ thôi thúc người lao động hăng say với công việc.

Để thúc đẩy động cơ làm việc cho người lao động thì hệ thống đánh giá phải đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Tính phù hợp: Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống đánh giá phải phù hợp

với mục tiêu quản trị, phục vụ được mục tiêu quản trị và các tiêu chí đánh giá phải phù hợp với từng đối tượng đánh giá.

+ Tính nhạy cảm: Địi hỏi hệ thống đánh giá phải có những cơng cụ đo

lường có khả năng phân biệt những người hồn thành tốt cơng việc hay khơng hồn thành tốt cơng việc.

+ Tính tin cậy: Địi hỏi hệ thống đánh giá phải đảm bảo sao cho bất kỳ

người lao động nào thì kết quả đánh giá độc lập của những người đánh giá khác nhau về họ phải thống nhất với nhau về cơ bản.

+ Tính được chấp nhận: Địi hỏi hệ thống đánh giá phải được người lao

động chấp nhận và ủng hộ.

+ Tính thực tiễn: Để có thể thực hiện được trong thực tế các phương tiện

đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng đối với người lao động và người quản lý.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (Trang 30 - 31)