Giới tính, tuổi tác, tâm lý, tính cách, tơn giáo... đều có ảnh hưởng tới hành vi làm việc của người lao động. Mỗi người lao động là những cá thể có các đặc điểm cá nhân khác nhau do đó để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức đòi hỏi người quản lý phải quan tâm, nắm bắt và hiểu rõ các yếu tố này từ đó xây dựng các chính sách quản lý phù hợp để nhằm phát huy được thế mạnh của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra động lực lao động.
e. Mức sống của người lao động
Bất kỳ người lao động nào khi tham gia vào làm việc cho một tổ chức nào trước hết đều mong muốn có một mức lương cao. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng kinh tế của mỗi cá nhân mà yếu tố “lương cao” được đánh giá về mức độ quan trọng khác nhau. Đối với những người lao động có mức thu
nhập thấp, tình trạng kinh tế khó khăn thì họ ln coi tiền lương là mục tiêu hàng đầu trong khi đó đối với những người lao động có tình trạng kinh tế khá giả, giàu có thì lương khơng phải là mục tiêu làm việc hàng đầu mà thay vào đó là các nhu cầu khác như cơng việc thú vị, cơ hội phát triển nghề nghiệp... Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp nên việc đi làm để có một mức lương cao đáp ứng các nhu cầu sinh lý hàng ngày vẫn được coi là ưu tiên hàng đầu đối với phần lớn người lao động.
1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức
a. Cơng việc mà người lao động đảm nhận
Người lao động có hứng thú, có động lực làm việc khi họ được bố trí những cơng việc phù hợp với năng lực, sở trường, được tự chủ trong công việc, được phản hồi kết quả làm viêc, được hưởng những quyền lợi tương xứng. Hay những công việc gằn liền với sự thay đổi của kỹ thuật cơng nghệ đặt ra u cầu về trình độ người lao động ngày càng nâng cao, nắm bắt cái mới sẽ thúc đẩy họ phấn đấu học tập, tìm tịi nghiên cứu, nâng cao trình độ nếu khơng sẽ bị đào thải. Ngược lại, họ nhận được những công việc cứ lặp đi lặp lại, khơng địi hỏi nhiều về tư duy đổi mới làm cho họ cảm giác nhàm chán và triệt tiêu hứng thú làm việc.