Tạo lập môi trường làm việc

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (Trang 34 - 37)

Môi trường làm việc là nơi mà người lao động phải tiếp xúc hàng ngày, nó có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ lao động và hiệu quả công việc của người lao động.

Môi trường và điều kiện làm việc luôn được người lao động quan tâm bởi vì nó liên quan tới sự thuận tiện cá nhân song đồng thời cũng là nhân tố giúp họ hồn thành tốt nhiệm vụ. Người lao động khơng thích những mơi trường làm việc nguy hiểm; bất lợi và không thuận tiện. Nhiệt độ ánh sáng tiếng ồn và các yếu tố môi trường khác phải phù hợp. Hơn nữa nhiều người lao động thích làm việc gần nhà, tinh thần, giờ giấc làm việc, các phương tiện làm việc sạch sẽ hiện đại, trang thiết bị phù hợp.

Môi trường làm việc tốt sẽ làm cho người lao động yên tâm làm việc, có nhiều điều kiện để phát huy năng lực.

Ngược lại, môi trường làm việc không tốt sẽ khiến cho người lao động làm việc trong tâm lý căng thẳng, bất an, mệt mỏi cả về thể lực lẫn tinh thần, chán nản và bất mãn trong cơng việc.

Do đó để duy trì trạng thái làm việc tốt cho người lao động cần phải cung cấp cho họ một môi trường làm việc với các điều kiện sau đây:

• Chính sách hợp lý • Điều kiện làm việc thoải mái • Giờ làm việc linh hoạt • Đồng nghiệp hợp tính

• Chia sẻ cơng việc • Biểu tượng địa vị phù hợp • Tuần lễ làm việc dồn lại

* Văn hoá và danh tiếng tổ chức

Văn hố tổ chức là một nhân tố vơ cùng quan trọng trong việc tạo động cơ làm thúc đẩy cho nhân viên làm việc. Văn hố tổ chức chính là những quan niệm về giá trị của tổ chức thể hiện qua phương châm, chính sách, nguyên tắc, chế độ của tổ chức. Hay văn hố tổ chức là tồn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một tổ chức, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của tổ chức ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của tổ chức trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích cũng như sự phát triển bền vững của tổ chức

Việc xây dựng nội dung và phong cách văn hoá tổ chức cần quan tâm đến các yếu tố địa phương, ngành nghề, giai đoạn phát triển, tố chất cán bộ và nhân viên ...và được toàn thể cán bộ và nhân viên vui vẻ chấp nhận và là tài sản chung của tổ chức.

Cũng như văn hố nói chung, văn hố tổ chức có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá tổ chức là sản phẩm của những người cùng làm trong một tổ chức và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong tổ chức chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hố tổ chức cịn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các tổ chức và được coi là truyền thống của riêng mỗi tổ chức.

Văn hoá tổ chức gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển cho đến từng doanh nhân, từng người lao động. Do đó, văn hố rất phong phú, đa dạng. Song văn hố tổ chức cũng khơng phải là vơ hình, khó nhận biết mà rất hữu hình, thể hiện rõ một cách vật chất, chẳng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của công nhân, cán bộ trong tổ chức, mà cả trong hàng hoá và dịch vụ của tổ chức, từ mẫu mã, kiểu dáng đến nội dung và chất lượng.

Văn hố tổ chức là cơ sở của tồn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của tổ chức, chi phối kết quả kinh doanh của tổ chức. Chính vì vậy, có thể nói thành cơng hoặc thất bại của các tổ chức đều gắn với việc có hay khơng có văn hố tổ chức theo đúng nghĩa của nó.

* Quan hệ với lãnh đạo và đồng nghiệp

Khi tiền lương đủ đáp ứng nhu cầu vật chất sinh hoạt hàng ngày, thì người ta thường địi hỏi những nhu cầu tinh thần khác, đó là được các mối quan hệ với đồng nghiệp và lãnh đạo.

Trong bất cứ tổ chức nào, bản chất của mối quan hệ phụ thuộc vào quy mô và cơ cấu của tổ chức đó. Nếu quy mơ nhỏ, mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức tương đối đơn giản, nhưng nếu quy mơ lớn thì mối quan hệ trở nên phức tạp hơn nhiều.

Đặc trưng của mối quan hệ con người là hoạt động giao tiếp, bao gồm hoạt động giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên xuất phát từ mối quan hệ lãnh đạo và nhân viên, và giữa nhân viên với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên. Hoạt động này diễn ra càng sơi nổi và thường xun thì các mối quan hệ trong tổ chức càng gắn bó thân thiết. Có khơng ít nhân viên của các cơng ty lớn sau một thời gian làm việc ở những công ty lớn - nơi mà đồng nghiệp ít có thời gian quan tâm đến nhau vì q đơng - nay lại thích về làm việc tại những công ty nhỏ - nơi mà mọi người có thể chia sẻ với nhau những nỗi vui, buồn trong hoặc ngồi cơng việc.

Các mối quan hệ này được hình thành trong quá trình lao động nhằm tạo ra giá trị vật chất hay tinh thần. Quan hệ lao động được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật lao động. Nội dung quan hệ lao động là quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia.

Các hoạt động quan hệ với cán bộ và nhân viên ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Nhiều quan hệ lao động trong tổ chức tốt có thể phát đi thơng điệp tổ chức quan tâm giúp đỡ bảo vệ, hỗ trợ và đối xử công bằng với tất cả các

cán bộ và nhân viên của mình. Quan hệ trong tổ chức tốt có thể làm cho người lao động cảm giác thoải mái trong cơng việc, có thể trao đổi thơng tin cho nhau, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, giúp cho người lao động thực hiện công việc được tốt hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (Trang 34 - 37)