Đào tạo và phát triển người lao động

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (Trang 31 - 33)

“Đào tạo và phát triển các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tố chức có thể đứng vững và thắng lợi trong mơi trường cạnh tranh”.

Mục đích chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực hiện có thơng qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn về nghề nghiệp, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, nâng cao khả năng thích nghi với sự thay đổi công việc trong tương lai.

Đối với người lao động nó đáp ứng nhu cầu học tập, mang lại cho họ cảm giác được quan tâm và cảm nhận vai trị quan trọng của mình trong tổ chức, từ đó tạo sự gắn bó với tổ chức và tích cực làm việc hơn. Đó cũng là một trong những yếu tố tạo nên động cơ lao động.

Hiện nay, trong tổ chức có hai hình thức đào tạo chủ yếu: Thứ nhất, đào tạo chính thức được triển khai bởi các chuyên gia nguồn nhân lực hay có thể là chuyên gia kỹ thuật hay là tổ chức đưa người lao động đào tạo ở những chương trình đào tạo của các tổ chức nghề nghiệp hay các cơ sở đào tạo. Thứ hai, đào tạo khơng chính thức thực hiện trong q trình làm việc, được đảm

trách bởi các quản đốc hay các đồng nghiệp. Bộ phận nguồn nhân lực có thể cung cấp các khố tự đào tạo và liên kết các cơ hội đào tạo tại nơi làm việc với các kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp cho nhân viên và với các dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng mục tiêu cụ thể cũng như dựa vào đối tượng cần được đào tạo hay phát triển thì cơng ty có những hình thức đào tạo thích hợp.

- Đối với cán bộ quản lý hay chun viên thì có hình thức đào tạo khác với công nhân nhất là việc tổ chức hội nghị, thảo luận…

- Đối với cơng nhân thì có thể sử dụng hình thức đào tạo tại chỗ, sử dụng các bài thuyết trình hay có thể ln phiên nơi làm việc…

Mặc khác khi cho công nhân đi học hoặc đào tạo cơng nhân bằng hình thức nào đó sẽ khiến cho họ một cảm giác về vai trị của mình trong cơng ty

và cũng cho họ thấy được mỗi quan tâm của cơng ty với họ, từ đó tạo cho họ sự gắn bó với cơng ty hơn và tích cực làm việc hơn.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (Trang 31 - 33)