Thực trạng đánh giá thành tích

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (Trang 61 - 63)

E. Mức thu nhập hiện tại tháng 35

2.2.2.2. Thực trạng đánh giá thành tích

Để nâng cao động lực cho người lao động, việc khen thưởng luôn là động lực đi đầu giúp người lao động có thêm động lực để phấn đấu. Ngồi tiền lương, tiền thưởng, thì việc biểu dương, khen thưởng trước tập thể ln là động lực then chốt xun suốt q trình làm việc của người lao động. Không phải lúc nào cũng là vật chất đi kèm, đôi khi một lời khen ngợi, biểu dương của Ban lãnh đạo dành cho các CBNV xuất sắc cũng là món q tinh thần ý nghĩa thơi thúc tinh thần làm việc của người lao động.

Tuy nhiên, việc khen thưởng chỉ dựa vào kết quả đạt được mà khơng giá được q trình CBNV đạt được kết quả đó. Cần hơn nữa sự quan tâm, biểu dương về mặt tinh thần, để mỗi CBNV cảm thấy họ xứng đáng với sự đầu tư nghiêm túc với công việc mà tổ chức đang giao phó.

Đối với Sacombank, cơng cụ đánh giá thành tích của mỗi CBNV dựa trên 2 cơng cụ: Kết quả kinh doanh (KPIs), và đánh giá dựa trên cán bộ quản lý trực tiếp.

Đánh giá theo KPIs: Hàng tháng mỗi CBNV sẽ nhận được Kết quả kinh doanh của Trung tâm Phân tích kinh doanh (BICC). Bảng KPIs sẽ có kết quả đánh giá xếp loại của từng CBNV dựa theo các số liệu kinh doanh, hoặc số liệu làm việc thực tế được hệ thống nghi nhận trước đó.

Việc đánh giá thành tích dựa theo bảng số liệu này sẽ đánh giá được năng lực thực tế của người lao động, mang tính cơng bằng và khách quan. Tác giả sẽ sử dụng Bảng báo cáo kết quả lương kinh doanh tháng 11.2017 để chỉ ra các tiêu chí của cơng cụ đánh gía này.

(Nguồn: Số liệu KPIs tháng 11.2017)

Đánh giá dựa trên cán bộ quản lý trực tiếp: Cuối mỗi kỳ đánh giá Hiệu quả làm việc, thường định kỳ hàng quý (6 tháng) một lần. Ngồi kết quả tự đánh giá của CBNV, sẽ có phần đánh giá của CB trực tiếp quản lý. Trong phần tự đánh giá này mỗi CBNV sẽ tự đánh giá dựa trên hành vi làm việc trực tiếp của mình.

Tổng hợp 2 phương pháp đánh giá trên sẽ đưa ra kết qủa đánh hiệu quả làm việc cuối cùng của mỗi CBNV.

Bảng 2.11. Mức độ hài lòng của CNBV Sacombank đối với cơng tác đánh giá thành tích Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức độ hài lịng của CBNV về đánh giá thành tích Rất hài lịng Hài lịng Khơng hài lịng Khơng có ý kiến rõ ràng Tổng Cơng tác đánh giá thành tích Người 9 8 3 0 20 Tỷ lệ % 45 40 15 0 100

Qua kết quả khảo sát có thể thấy rằng cơng tác đánh giá thành tích tại đơn vị được thực hiện khá thường xuyên. Tỷ trọng số người trả lời từ hài lòng và rất hài lòng chiếm tỷ lệ 85,5%. Điều này cho thấy chính sách và quy trình đánh giá thành tích hiện tại Sacombank Chi nhánh Phú Quốc đang áp dụng đối với CBNV là tốt. Đồng thời cũng chứng tỏ rằng công tác đánh giá thành tích của đơn vị đã đáp ứng được phần nào mong muốn của CBNV. Tuy nhiên, vẫn còn 15% tổng số người được hỏi chưa hài lịng hoặc có ý kiến chưa rõ ràng đối với vấn đề được hỏi liên quan đến cơng tác đánh giá thành tích.

Kết quả này cũng chỉ rõ cho thấy cơng tác đánh giá thành tích CBNV vẫn cịn một số hạn chế, vì thế từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác tạo động lực làm việc cho CBNV vì khi CBNV cảm thấy khơng được đánh giá đúng với những đóng góp của mình thì dần dần sẽ làm giảm sự nổ lực phấn đấu, giảm năng suất lao động, thậm chí CBNV có xu hướng tìm đến những nơi làm việc khác và tại đó những đóng góp của họ được ghi nhận chính xác.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại NGÂN HÀNG TMCP sài gòn THƯƠNG tín – CHI NHÁNH PHÚ QUỐC (Trang 61 - 63)