Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục cho ngành Thuế thực hiện cơ chế quản lý tài chính, biên chế đặc thù

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 162 - 165)

T Chỉ tiêu Đ/v Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

4.2.3.6.Quốc hội, Chính phủ cần tiếp tục cho ngành Thuế thực hiện cơ chế quản lý tài chính, biên chế đặc thù

cơ chế quản lý tài chính, biên chế đặc thù

Hiện nay, Tổng cục Thuế đang được Quốc hội, Chính phủ cho phép thực hiện theo cơ chế quản lý tài chính và biên chế giai đoạn 2011 – 2015 (trước đây gọi là cơ chế khoán chi). Cơ chế này đã tạo điều kiện quan trọng cho ngành Thuế trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của xã hội và góp phần tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, thu hút đầu tư, kích thích tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, do thực hiện cơ chế này, đã tạo điều kiện cho ngành Thuế trang bị cơ sở vật chất, đầu tư xây dựng hệ thống công sở khang trang, hiện đại, cũng như mua sắm các thiết bị, phương tiện để phục vụ và đón tiếp người dân ngày càng chu đáo hơn, tận tình hơn. Bên cạnh đó, thông qua cơ chế đó, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống của cán bộ thuế nói chung và những người làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế nói riêng. Có thể nói, cơ chế quản lý tài chính và biên chế đã tạo tiều đề vật chất quan trọng để ngành Thuế đẩy mạnh việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, giúp nâng cao ý thức tuân thủ của toàn xã hội. Vì vậy, đây được xem như là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ thuế công.

Tóm lại, Chương 4 đã nêu lên được quan điểm, mục tiêu, yêu cầu của việc phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam, trên nền tảng dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta từ nay đến năm 2020, phù hợp với bối cảnh, tình hình cũng như định hướng, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của

Đảng, Nhà nước trong thời gian tiếp theo. Nêu rõ được mục tiêu, yêu cầu của phát triển dịch vụ thuế, đảm bảo cho việc đề ra những giải pháp hướng tới trọng tâm của những nội dung đó. Với cách tiếp cận toàn diện từ thực tiễn, lý luận và yêu cầu của công cuộc cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, luận án đã nêu ra các giải pháp phát triển dịch vụ thuế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và cả những năm tiếp theo bao gồm cả phát triển dịch vụ thuế công và dịch vụ thuế tư (mở rộng số lượng, chất lượng các đại lý thuế). Đồng thời, đã nêu ra được các giải pháp điều kiện để phát triển dịch vụ thuế ở nước ta trong thời gian từ nay đến năm 2020.

Các giải pháp hướng đến toàn bộ các đối tượng liên quan, từ phía có quan quản lý cho đến người thi hành và đối tượng điều chỉnh cụ thể: cơ quan thuế, người nộp thuế, nhà cung cấp dịch vụ thuế. Điều này đưa đến cái nhìn toàn diện giúp cho cơ quan liên quan rà soát và bổ sung các chính sách quản lý, quy trình, cơ chế giám sát đối với các đại lý thuế cũng như giúp cho các đại lý thuế ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng ngày một nhiều hơn, mở rộng thị trường phát triển kinh doanh tốt hơn. Bên cạnh đó, người nộp thuế là đối tượng được hướng đến cuối cùng, phát triển dịch vụ thuế sẽ giúp nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật và ý thức tự giác của người nộp thuế.

KẾT LUẬN

Nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật cũng như nâng cao mức độ hài lòng của người nộp thuế đối với các dịch vụ thuế được cung cấp là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam đến năm 2020. Thông qua mục tiêu này góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý thuế nhất là trong điều kiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực. Từ đó, góp phần tạo ra tiền đề

quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố an ninh quốc phòng và mở rộng hội nhập quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu, yêu cầu nêu trên, một trong những vấn đề đặt ra là phải phát triển mạnh mẽ dịch vụ thuế công và dịch vụ thuế tư ở nước ta. Chính vì vậy, nghiên cứu luận án “Phát triển dịch vụ thuế ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay” mong muốn góp một phần vào công cuộc cải cách, hiện đại hóa và đổi mới của ngành Thuế nói riêng và công tác cải cách thủ tục hành chính quốc gia, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế nói chung. Những kết quả căn bản luận án đã được là:

Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về dịch thuế từ khái niệm, cách phân loại, đánh giá chất lượng, hiệu quả của dịch vụ thuế cho đến vai trò và sự cần thiết phải phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam. Đồng thời, qua kinh nghiệm quốc tế trong phát triển dịch vụ thuế, luận án rút ra một số nhận xét và bài học làm cơ sở cho đề xuất ở các phần tiếp theo.

Trên cơ sở những luận điểm đã trình bày, luận án đi sâu phân tích về thực trạng phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam, đảm bảo đưa đến cái nhìn toàn diện về bức tranh phát triển dịch vụ thuế ở nước ta bao gồm cả giác độ tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và các dịch thuế tư. Qua đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; làm cơ sở để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để dịch vụ thuế được phát triển.

Căn cứ vào mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và mục tiêu, yêu cầu của việc phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam, luận án đã nêu ra các giải pháp phát triển dịch vụ thuế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và cả những năm tiếp theo bao gồm cả phát triển dịch vụ thuế công và dịch vụ thuế tư, trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp lớn:

Nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thuế công: Bao gồm các giải pháp về hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về người nộp thuế. Xây dựng tiêu chí đánh giá, biện pháp kiểm soát chất lượng cung cấp dịch vụ thuế công. Đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ

thuế công kèm theo các chính sách đãi ngộ, đào tạo cán bộ làm công tác hỗ trợ người nộp thuế

Nhóm giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thuế tư: Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm phát triển và quản lý hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế bao gồm cả hòan thiện hình thức tổ chức của đại lý thuế; Ban hành quy chế kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ thuế; Hoàn thiện quy trình quản lý thuế, công khai những nội dung của quy trình có liên quan đến người nộp thuế; Nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thủ tục về thuế.

Với hệ thống các nhóm giải pháp nêu trên, Luận án mong muốn góp phần phát triển mãnh mẽ, sôi động và thực chất hơn nữa dịch vụ thuế ở Việt Nam, thúc đẩy sự mở rộng và nâng cao chất lượng của ngành nghề kinh doanh mới mẻ này. Bên cạnh đó, với những dịch vụ từ cơ quan thuế, sẽ thực sự mang đến sự thuận tiện, thống nhất và hài lòng cao cho người nộp thuế. Từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, dịch vụ thuế, đặc biệt là dịch vụ thuế tư là vấn đề mới ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song Luận án sẽ không tránh khỏi những hạn chế, khuyếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý xây dựng chân thành từ các nhà khoa học và bạn đọc gần xa./.

MỤC LỤC

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các sơ đồ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 162 - 165)