Dự báo tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 201 3-

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 120 - 125)

T Chỉ tiêu Đ/v Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

4.1.1.1. Dự báo tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 201 3-

Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Bởi vậy, trong một thế giới biến động không ngừng, việc dự báo tình hình kinh tế - xã hội của một quốc gia không thể không tính đến tác động của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội quốc tế.

Đánh giá về bối cảnh quốc tế giai đoạn 2011 - 2020, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhận định “Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ hơn, xu thế dân chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ chi phối các quan hệ quốc tế. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn; chủ nghĩa bảo hộ phát triển dưới nhiều hình thức; cơ cấu lại thể chế, các ngành, lĩnh vực kinh tế diễn ra mạnh mẽ ở các nước; tương quan sức mạnh kinh tế giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn có quan hệ ảnh hưởng nhiều với nước ta, có nhiều thay đổi. Cạnh tranh về kinh tế - thương mại, tranh giành các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường, công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao... giữa các

nước ngày càng gay gắt. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội tiếp tục phát triển. Cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc vẫn diễn biến phức tạp” [01].

Trên cơ sở dự báo tình hình thế giới giai đoạn 2011 – 2020, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhận định “Những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986 - 2011) đã tạo ra cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Năm năm tới là giai đoạn kinh tế nước ta sẽ phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ suy giảm; sẽ thực hiện nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương; khắc phục những hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường bất cứ thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” có những diễn biến phức tạp” [01].

Về cơ bản, tác giả đồng tình với những nhận định về diễn biến tương lai của nền kinh tế - xã hội Việt Nam thể hiện trong Báo cáo Chính trị của BCH Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề phát triển dịch vụ thuế, cần nhìn nhận tương lai nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong khoảng gần 10 năm tới trên các giác độ chủ yếu sau đây:

Một là, quy mô của nền kinh tế ngày càng gia tăng kéo theo số lượng các doanh nghiệp ngày càng lớn, đồng nghĩa với việc số lượng người nộp thuế ngày càng nhiều. Bên cạnh sự lớn mạnh về số lượng, tính đa dạng, phong phú trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh cùng với khả năng hiểu biết, trình độ quản lý của các doanh nghiệp không đồng đều cũng là những đặc điểm tất yếu đối với các doanh nghiệp trong những năm tiếp theo. Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan thuế phải bố trí các nguồn lực thật đầy đủ để quản lý hiệu quả và bao quát các hoạt động của tất cả các doanh nghiệp. Đây là dự báo tất yếu xảy ra trong tương lai đối với nền kinh tế và quản lý thuế không chỉ riêng ở nước ta mà còn của bối cảnh chung toàn cầu. Cũng như những chức năng quản lý thuế khác, phát triển dịch vụ thuế có vai trò thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, tạo tiền đề phát triển kinh tế đồng thời góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế trong tương lai.

Hai là, nền kinh tế nước ta sẽ ngày càng hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tế đã chứng minh thành quả quan trọng mà đất nước đã đạt được trong gần hai thập kỷ qua trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung. Hội nhập quốc tế đã mang lại thành tựu kinh tế và vị thế trên trường quốc tế như ngày hôm nay. Tuy nhiên, nhìn lại cho thấy đến thời điểm hiện nay quá trình hội nhập bên cạnh những kết quả đã đạt được, đang đặt ra cho chúng ta không ít thách thức, trong đó cái lớn nhất vẫn là những yếu kém nội tại, xuất phát điểm thấp của nền kinh tế nội địa. Một số khu vực chúng ta chậm mở cửa và phát triển dẫn đến hệ quả là hiện nay vẫn đang trong giai đoạn đầu, sơ khai của quá trình phát triển như dịch vụ tư vấn, thị trường tài chính, bảo hiểm, thị trường chứng khoán. Thực tế nền kinh tế thế giới hiện nay cho thấy mặc dù có rất nhiều thách thức nhưng có thể khẳng định càng ít và chậm hội nhập sẽ càng bất lợi cho phát triển kinh tế, càng bị cô lập trên thị trường thế giới hiện nay. Do đó, triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại và chủ động,

tích cực hội nhập quốc tế được xem như là một trong những định hướng cơ bản trong phát triển đất nước giai đoạn tiếp theo.

Thông qua việc xác định mục tiêu phát triển quốc gia trong thời gian tới, ngành Thuế cũng phải xác định đối diện với những thời cơ và thách thức khi hội nhập quốc tế sâu sắc và hoàn chỉnh hơn. Phấn đấu đưa quản lý thuế Việt Nam ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới là mục tiêu đã được xác định trong Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, phát triển dịch vụ thuế là một trong những nhiệm vụ phải được tiến hành kịp thời, có lộ trình cụ thể.

Ba là, tính dân chủ và tập trung sẽ ngày càng được đề cao, coi trọng trong toàn bộ các hoạt động kinh tế xã hội để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Đây cũng chính là cơ sở, nguyên tắc làm việc của ngành Thuế trong thời gian qua, toàn ngành đã và đang thực hiện công tác quản lý thuế theo “tuyên ngôn” minh bạch – chuyên nghiệp – liêm chính – đổi mới, trong đó người nộp thuế là một trong những đối tượng trọng tâm. Xây dựng chính sách pháp luật thuế và quản lý thuế phải lấy người nộp thuế là đối tượng quan trọng số một, trong đó quản lý theo kết quả đầu ra là nguyên tắc hàng đầu. Quan điểm quản lý theo kết quả đầu ra nghĩa là không chỉ quan tâm đến số thuế thu được mà quan trọng nữa là phải nâng cao nhận thức người dân, phục vụ tốt nhất cho nhân dân. Mọi công việc của cơ quan thuế đều được phải thực hiện trên cơ sở công khai, minh bạch, với phong cách chuyên nghiệp, với một tinh thần gần gũi, lịch sự và liêm chính vô tư của cán bộ thuế và luôn có tư tưởng đổi mới cải tiến trong quản lý thuế cũng như xây dựng chính sách thuế. Đó được xem như những giá trị cốt lõi cần phải được gìn giữ và tiếp tục phát huy qua các thời kỳ, qua các thế hệ xây dựng và phát triển ngành Thuế Việt Nam. Hơn nữa, trên cơ sở xã hội hóa các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội, ngành Thuế sẽ từng bước xã hội hóa một số công việc trong quản lý thuế, trước tiên là công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế với

việc mở rộng phát triển dịch vụ thuế tư, coi đó là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần có hành lang pháp lý, tổ chức quản lý giám sát; mở rộng việc thu nộp thuế thông qua các tổ chức, cá nhân với việc đẩy mạnh việc thu thuế qua hệ thống các ngân hàng thương mại, nâng cao một bước chất lượng công tác ủy nhiệm thu để giúp cơ quan thuế trong việc thu một số loại thuế, phí, lệ phí.

Bốn là, trước những bất ổn của nền kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế. Kết quả tổ chức thực hiện chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế này sẽ là một cú hích quan trọng để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững. Đến lượt nó, có ba khâu then chốt trong tái cấu trúc kinh tế là đầu tư công, hệ thống ngân hàng và khu vực doanh nghiệp nhà nước. Mô hình tăng trưởng tiến bộ là mô hình của nền kinh tế được tính bằng sự tăng trưởng kinh tế nhanh gắn với hiệu quả và sức cạnh tranh cao, gắn với công bằng xã hội và chất lượng cuộc sống, thân thiện và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Cơ cấu lại nền kinh tế trong đó công nghiệp và dịch vụ là những ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ lực của nền kinh tế, tạo ra chủ yếu nguồn lực của cải trong xã hội. Phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Năm là, phát triển nền kinh tế phải gắn với cải cách thủ tục hành chính. Thực tế đã chứng minh trong thời gian quan, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác cải cách thủ tục hành chính, đã có nhiều đề án, chương trình mục tiêu quốc gia về cải cách thủ tục hành chính, nhằm đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tiếp xúc, làm việc với các cơ quan công quyền từ trung ương đến cơ sở. Cải cách thủ tục hành chính gắn liền với chi phí trung gian mà toàn xã hội phải gánh chịu, có nghĩa rằng khi thủ tục hành chính giảm, chi phí xã hội giảm, tạo cơ sở, khuyến khích phát triển kinh tế, ngược lại, khi thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, sẽ làm gia tăng chi phí cho toàn xã hội, gây ra sự lãng phí, trì trệ, triệt tiêu ý chí của những doanh nghiệp làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến

môi trường kinh doanh, xa hơn là tác động đến sự thu hút, khuyến khích đầu tư của nền kinh tế. Điều này, đặt ra nhiệm vụ quan trọng trong việc phát triển dịch vụ thuế để đảm bảo góp phần cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w