Do thay đổi cơ chế quản lý từ việc cơ quan thuế định kỳ thực hiện thông báo thuế chuyển sang cơ chế người nộp thuế tự khai tự nộp thuế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 48)

B i= x 100% W

2.2.2.1.Do thay đổi cơ chế quản lý từ việc cơ quan thuế định kỳ thực hiện thông báo thuế chuyển sang cơ chế người nộp thuế tự khai tự nộp thuế

thông báo thuế chuyển sang cơ chế người nộp thuế tự khai tự nộp thuế

Cơ chế tự khai tự nộp là cơ chế quản lý thuế trong đó người nộp thuế căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các quy định của pháp luật thuế hiện hành để tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, tự kê khai và tự nộp thuế

vào ngân sách nhà nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của việc kê khai. Đó là phương thức quản lý được xây dựng dựa trên nền tảng cơ bản là sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế, nó đòi hỏi người nộp thuế phải nâng cao trách nhiệm, ý thức tuân thủ luật pháp trong việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Cơ quan thuế sẽ không can thiệp trực tiếp vào quá trình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, thay vào đó sẽ phải tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ giải đáp các vướng mắc, khó khăn về các chính sách, thủ tục để người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế. Đồng thời, cơ quan thuế sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với các trường hợp vi phạm về thuế. Thực hiện cơ chế này còn giúp cơ quan thuế phân bổ nguồn lực theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu trong quản lý thuế, tăng cường tính minh bạch cũng như giảm bớt chi phí quản lý và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế.

Ở Việt Nam, cùng với tiến trình cải cách thuế bước 3, cơ chế tự khai tự nộp thuế được bắt đầu được thí điểm lần đầu tiên tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh và Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh từ ngày 01/01/2004, đến năm 2005 có mở rộng ra một số địa phương như Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang...ban đầu cơ chế này được thí điểm áp dụng đối với hệ thống doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp có ý thức chấp hành pháp luật tốt ở các thành phần kinh tế khác. Sau một thời gian thí điểm, tổng kết quá trình triển khai, bắt đầu từ 01/7/2007 cơ chế cơ sở kinh doanh “Tự kê khai, tự nộp thuế” được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Với cơ chế quản lý thuế mới này, người nộp thuế phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ khai thuế cũng như tính chính xác của việc xác định nghĩa vụ thuế. Một trong những điều kiện để thực hiện cơ chế tự khai tự nộp là trình độ hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế phải đáp ứng và ngày càng được nâng cao. Do đó, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế phải được coi là

một trong những chức năng quản lý thuế quan trọng hàng đầu và cần được quan tâm. Từ những phân tích nêu trên cũng như việc Việt Nam đã hoàn toàn thực hiện theo cơ chế tự khai tự nộp, cho chúng ta thấy việc phát triển dịch vụ thuế ở nước ta là một yêu cầu, sự cần thiết khách quan.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 48)