Quan điểm phát triển dịch vụ thuế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 125 - 129)

T Chỉ tiêu Đ/v Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

4.1.1.2. Quan điểm phát triển dịch vụ thuế

Trên cơ sở phân tích và nhìn nhận, đánh giá những định hướng, chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo về phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời xuất phát từ bản chất của Nhà nước Việt Nam, từ bản chất đặc trưng của quản lý thuế, từ mục tiêu của quản lý thuế, một số quan điểm có tính nguyên tắc trong phát triển dịch vụ thuế trong giai đoạn hiện nay, bao gồm:

Một là, phát triển song song cả dịch vụ thuế công và dịch vụ thuế tư, bởi vì từng mô hình có ưu điểm, nhược điểm và phù hợp với từng đối tượng sử dụng dịch vụ và loại hình dịch vụ riêng. Ưu điểm cơ bản nhất của dịch vụ thuế công so với dịch vụ thuế tư là ở chỗ dịch vụ này cơ bản là loại dịch vụ không thu phí, người sử dụng thường không phải trả tiền. Tuy vậy, dịch vụ thuế công thường không phong phú bằng dịch vụ thuế tư, không thể thỏa mãn mọi nhu cầu về dịch vụ thuế của đối tượng nộp thuế. Có những loại dịch vụ mà đối tượng nộp thuế không thể tìm đến chính cơ quan quản lý thuế để đề nghị cung cấp, chẳng hạn như dịch vụ lập kế hoạch thuế, dịch vụ kế toán thuế. Trong khi đó, dịch vụ thuế tư có điểm yếu so với dịch vụ thuế công là tốn kém chi phí hơn cho người sử dụng dịch vụ, song bù lại nó có thể đáp ứng hầu hết các nhu cầu liên quan đến lĩnh vực dịch vụ thuế của khách hàng.

Mặt khác, phát triển dịch vụ thuế công cũng như đẩy mạnh phát triển dịch vụ thuế tư góp phần đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý thuế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của xã hội. Trong cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế, để đối tượng nộp thuế có điều kiện thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, cơ quan thuế phải đảm bảo đối tượng nộp thuế nắm bắt và hiểu đầy đủ các quy định pháp luật thuế, biết cách kê khai, tính toán nghĩa vụ thuế, nắm đầy đủ các thủ tục về thuế. Để đảm bảo được điều đó, bên cạnh công tác

tuyên truyền pháp luật, việc cung cấp các dịch vụ thuế như giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn là cần thiết. Nói cách khác, với tư cách là cơ quan quản lý thuế, cơ quan thuế phải có trách nhiệm tạo những điều kiện tốt nhất để đối tượng nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế, trong đó, cung cấp dịch vụ thuế được coi là nhiệm vụ của cơ quan thuế và đây là loại dịch vụ không nên thu phí. Như vậy, việc cung cấp dịch vụ thuế của cơ quan là nhằm tạo điều kiện tốt nhất để đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, tức là đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Tuy nhiên, như trên đã trình bày, cơ quan thuế không thể cung cấp tất cả các loại dịch vụ thuế cho đối tượng nộp thuế và xét ở khía cạnh hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế cũng không nên làm như vậy. Nếu đối tượng nộp thuế có thể được hưởng lợi nhờ dịch vụ thuế do một tổ chức, cá nhân có chuyên môn cao cung cấp thì anh ta cần phải trả tiền để được hưởng dịch vụ đó. Bằng việc chuyên môn hóa cao, cả doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế và khách hàng của các doanh nghiệp này đều có điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mình [7], [29], [30].

Hai là, thúc đẩy phát triển dịch vụ thuế tư với việc phát triển hệ thống đại lý thuế là nhiệm vụ của cả cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Nhà nước có trách nhiệm tạo môi trường và quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ thuế tư. Môi trường hoạt động của tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ thuế tư không chỉ liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế, mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác. Chẳng hạn như, việc tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề và kiểm tra việc sử dụng chứng chỉ hành nghề về dịch vụ thuế có thể do cơ quan thuế thực hiện, nhưng các hoạt động kiểm tra điều kiện và cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép kinh doanh phải do cơ quan khác thực hiện. Hơn nữa, để khu vực này phát triển thì các cơ quan nhà nước khác có liên quan cũng phải hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, ví dụ như, cơ quan quản lý nhà đất trong việc xét cấp hoặc cho thuê quyền sử dụng đất làm địa điểm hoạt động, các cơ quan quản lý nhà nước khác trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước có liên quan đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ thuế. Như vậy, có thể thấy tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ thuế tư không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan thuế, mà còn là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước khác có liên quan, trong đó, cơ quan thuế có trách nhiệm chủ chốt.

Ba là, phát triển dịch vụ thuế tư theo định hướng nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật thuế. Tuân thủ pháp luật là yêu cầu thiết yếu của mọi hoạt động kinh tế - xã hội trong khi xây dựng nhà nước pháp quyền. Phát triển dịch vụ thuế tư có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu lực quản lý thuế và cải thiện môi trường đầu tư. Nhưng không phải vì vai trò quan trọng ấy mà chúng ta chấp nhận quản lý lỏng lẻo hay nới lỏng các điều kiện pháp lý để phát triển nhanh chóng các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này. Với tư cách là một pháp nhân hoặc thể nhân kinh doanh, những tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ thuế cũng phải tuân thủ pháp luật thuế nói riêng và pháp luật nói chung như những tổ chức và cá nhân khác trong xã hội.

Thêm vào đó, một số hoạt động dịch vụ cụ thể của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thuế tư có tính chất của dịch vụ pháp lý, chẳng hạn như tư vấn pháp luật thuế, tư vấn giải quyết tranh chấp thuế… nên có liên quan chặt chẽ đến quyền và lợi ích của cả ba loại đối tượng là: Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ thuế và tổ chức hoặc cá nhân thuê dịch vụ thuế. Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên có liên quan, việc phát triển dịch vụ thuế phải quán triệt quan điểm tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật thuế và các quy định của pháp luật có liên quan. Chính vì vậy, như đã từng đề cập, kinh doanh dịch vụ thuế tư phải là một lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Bốn là, cần phải tạo điều kiện phát triển dịch vụ thuế tư theo tín hiệu thị trường có định hướng của nhà nước và bình đẳng với các lĩnh vực kinh doanh khác. Cơ chế quản lý kinh tế mà Nhà nước ta đang thực hiện là cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nền kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế này. Theo đó, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ thuế đạt được lợi nhuận của mình trên cơ sở cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế. Nhà nước chỉ có thể tạo những điều kiện thuận lợi và môi trường lành mạnh để các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thuế phát triển chứ không thể đòi hỏi duy ý chí vào sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này và doanh thu của các hoạt động này. Việc phát triển các nhà cung cấp dịch vụ thuế phụ thuộc vào sự gia tăng nhu cầu dịch vụ của thị trường.

Một câu hỏi khác đặt ra là, để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này, có nên coi dịch vụ thuế là lĩnh vực ưu đãi đầu tư? Xu thế chung của quá trình cải cách thuế trên thế giới hiện nay là giảm bớt các ưu đãi thuế để tạo mặt bằng kinh doanh bình đẳng hơn, đồng thời, tạo tiền đề giảm thuế suất chung cho mọi người nộp thuế. Chỉ những lĩnh vực đặc biệt quan trọng mới thực hiện ưu đãi đầu tư. Vì vậy, không cần coi dịch vụ thuế là lĩnh vực ưu đãi đầu tư. Ngoài việc phải quản lý hoạt động này với tư cách là lĩnh vực kinh doanh có điều

kiện vì những lý do đã phân tích trên, Nhà nước cần đối xử với các tổ chức và cá nhân kinh doanh dịch vụ thuế như những tổ chức, cá nhân kinh doanh khác trong xã hội. Theo đó, nhà nước cần kiến tạo và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo hành lang pháp lý rõ ràng để góp phần phát triển dịch vụ thuế tư.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 125 - 129)