Sớm hoàn thiện đề án cải cách tiền lương, đảm bảo chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm trong hệ thống các cơ quan của nhà nước

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 160 - 162)

T Chỉ tiêu Đ/v Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

4.2.3.5. Sớm hoàn thiện đề án cải cách tiền lương, đảm bảo chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm trong hệ thống các cơ quan của nhà nước

đãi ngộ đối với cán bộ làm trong hệ thống các cơ quan của nhà nước

Đề án cải cách tiền lương phải giải quyết được hai vấn đề cơ bản: Giảm số người ăn lương từ ngân sách và đổi mới phương thức phân phối thu nhập và xác định tiền lương. Theo đó, để tăng tiền lương cho hệ thống công chức,

viên chức, người lao động nói chung thì cần phải tăng quỹ tiền lương hay nói cách khác là phải tăng thu ngân sách nhà nước, trong khi ngân sách quốc gia bị giới hạn bởi quy mô nền kinh tế, mặt khác còn phải trang trải cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác của đất nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giảm số lượng người thụ hưởng trực tiếp từ ngân sách nhà nước, hay nói cách khác là phải tinh giảm biên chế. Để làm được việc này, cần phải hoàn thiện hệ thống các chính sách liên quan đến tuyển dụng, sử dụng và quản lý nguồn nhân lực, đồng thời phải xây dựng bản mô tả công việc, xây dựng định mức biên chế. Việc tinh giản biên chế sẽ làm giảm số người ăn lương từ ngân sách, từ đó tạo ra tác động kép, thứ nhất, số lượng người hưởng lương từ ngân sách sẽ ít đi, giảm sức ép cho ngân sách và tạo điều kiện cho Nhà nước trả lương cao hơn đối với số công chức, viên chức, người lao động hiện tại; thứ hai, đối với số lao động sau khi bị tinh giản biên chế, ra ngoài làm việc sẽ là lực lượng đóng góp công sức vào sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp, quy mô sản xuất kinh doanh gia tăng, từ đó tạo ra tiền thuế nhiều hơn cho ngân sách nhà nước.

Hiện nay cơ chế trả lương của nhà nước cho hệ thống cán bộ trong hầu hết cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương chủ yếu theo số năm công tác, ai công tác lâu năm thì lương cao, ai trẻ hoặc người nào có số năm công tác ít thì lương thấp, việc trả lương không cần quan tâm đến chất lượng, hiệu quả công việc. Cách làm này cần phải đổi mới và tiến tới phân phối tiền lương và thu nhập phải căn cứ vào tài năng, công sức bỏ ra và hiệu quả công việc của người lao động, phải thực hiện giống như cơ chế trả lương của doanh nghiệp, không để tình trạng đến hạn lại lên lương, nếu không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẵn sàng bị sa thải, tuyển dụng người khác. Để giải quyết vấn đề này cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá chất lượng của từng ngành, nghề trong hệ thống cơ quan nhà nước, phải đánh giá được chất lượng “đầu ra” của công việc, làm cơ sở để đánh giá, phân phối thu nhập cho người lao động.

Bên cạnh việc hoàn thiện đề án tiền lương nhằm nâng cao nhập cho người lao động trong hệ thống cơ quan công quyền, nhà nước cần có cơ chế kiểm soát giá của các mặt hàng thiết yếu và giá cả thị trường nói chung, đảm bảo ngày càng nâng cao tiền lương thực tế của công chức, viên chức trong cả nước. Từ đó, tạo điều kiện quyết định giúp họ an tâm công tác, phấn đấu, nỗ lực vì sự nghiệp chung của đơn vị, toàn ngành.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 160 - 162)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w