Xuất phát từ yêu cầu của quản lý thuế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 51)

B i= x 100% W

2.2.2.3. Xuất phát từ yêu cầu của quản lý thuế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Bản chất của hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế quốc tế được xem là trọng tâm chính là tự do hóa thương mại và đầu tư. Bên cạnh những cơ hội, quá trình hội nhập đã và đang tạo ra không ít áp lực cho các nước thành viên tham gia. Hội nhập đồng nghĩa với việc các quốc gia phải điều chỉnh chính sách và các hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực kinh tế - xã hội và quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng tự do hóa và mở cửa hơn. Đây thực sự là một

thách thức đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Đối với thuế nói chung và quản lý thuế nói riêng, đã và đang chịu sự tác động của hội nhập quốc tế trên các phương diện như: Những cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu NSNN; Việc mở cửa thị trường tất yếu dẫn đến sự đa dạng hóa thị trường hàng hóa trong nước, kéo theo sự gia tăng nhanh chóng số lượng người nộp thuế, trong đó bao gồm cả những người nộp thuế từ các quốc gia khác trên thế giới, tạo ra thách thức cho công tác quản lý thuế; Các quan hệ kinh tế phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp, trong xã hội sẽ xuất hiện nhiều loại hình, nghiệp vụ kinh doanh mới: kinh doanh bản quyền/sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thương mại điện tử...; Các quan hệ kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, việc đánh thuế trùng giữa các quốc gia là tất yếu có thể xảy ra; Cùng với việc gia tăng các hình thức đầu tư gián tiếp, nhất là nhà đầu tư nước ngoài không hiện diện tại nước sở tại, kinh doanh không có cơ sở thường trú, các nhà thầu nước ngoài, các nhà cung cấp dịch vụ từ nước ngoài...tác động lớn việc quản lý thuế.

Tất cả các vấn đề nêu trên đặt ra cho công tác quản lý thuế cần phải có thay đổi lớn cả về hình thức và nội dung, cả về tổ chức bộ máy đến phương pháp triển khai thực hiện, cụ thể là: Quản lý thuế trong điều kiện hội nhập quốc tế đòi hỏi công khai, minh bạch hơn, dân chủ, rõ ràng và mang tính ổn định cao hơn; Phải có sự thống nhất, phù hợp giữa luật pháp quốc gia với thông lệ, quy định chung của quốc tế và có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế các nước trong khu vực và thế giới; Tính cưỡng chế và tính pháp lý trong quản lý thuế phải cao và được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế; Phạm vi quản lý phải rộng và bao trùm, bộ máy quản lý phải tinh gọn phù hợp với việc áp dụng công nghệ quản lý thuế hiện đại, trình độ quản lý phải được nâng lên ngang tầm quốc tế; Công tác xây dựng chính sách và việc thực hiện các chức năng quản lý thuế cơ bản phải được nâng lên một bước. Để thực hiện được các yêu cầu nói trên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của cơ quan thuế cũng như sự phối hợp hữu hiệu giữa các đơn vị liên quan. Với việc phát triển mạnh

mẽ dịch vụ thuế, bao gồm cả dịch vụ thuế công và dịch vụ thuế tư sẽ đảm bảo nâng cao sự hiểu biết pháp luật, nâng cao tính tuân thủ chấp hành của người nộp thuế, qua đó tạo điệu kiện giúp cơ quan thuế có điều kiện thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ do hội nhập quốc tế đã và đang đặt ra.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w