Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý thuế và dịch vụ thuế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 133 - 136)

T Chỉ tiêu Đ/v Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

4.2.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý thuế và dịch vụ thuế

bảo chất lượng của dịch vụ thuế.

4.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ thuế ở Việt Nam giai đoạn 2013

- 2020

4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ thuế công

4.2.1.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý thuế và dịch vụ thuế dịch vụ thuế

Các quy định trong các văn bản pháp luật thuế và quản lý thuế cũng như các văn bản quản lý do Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành là cơ sở pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế. Bởi vậy, sự đầy đủ, chính xác, cập nhật và phù hợp với thực tiễn quản lý thuế trong điều kiện hiện nay của Việt Nam của các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quản lý là yếu tố quan trọng nhất để tổ chức, phát triển dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế có hiệu quả trong điều kiện người nộp thuế tự khai, tự nộp thuế. Căn cứ vào thực trạng các văn bản quy phạm pháp luật hiện có, đối chiếu với yêu cầu quản lý thuế và hướng tới sự phát triển dịch vụ này trong tương lai, cần tiến hành các giải pháp sau đây để hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế:

Một là, cần quy định mô hình tổ chức cơ quan có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế phù hợp. Thực tế hiện nay bộ phận đều có bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã được tổ chức thống nhất, rộng khắp và đầy đủ trong ngành Thuế từ Tổng cục Thuế đến các Đội Thuế. Trong thời gian qua, hoạt động của bộ phận này đã đem lại kết quả nhất định đối với việc nâng cao tính tự giác, ý thức tự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh thực hiện cơ chế quản lý thuế tự khai tự nộp thuế ở nước ta. Tuy nhiên, hoạt động này nhiều khi cũng không tránh khỏi sự chủ quan, áp đặt của cơ quan công quyền nhà nước. Mặt khác, sự hỗ trợ nhiều lúc chưa kịp thời, kể cả trong trường hợp các câu hỏi và các vấn đề vướng mắc không quá phức tạp. Bởi vậy, song song với mô hình như hiện nay nên lựa

chọn một mô hình khác để cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế có thể mang lại hiệu quả cao hơn. Theo quan điểm của một số nhà quản lý và nghiên cứu cho thấy nên thành lập một trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế (theo mô hình của một số nước) độc lập với cơ quan thuế (trực thuộc Bộ Tài chính). Tuy nhiên, trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay thì trung tâm này sẽ không thuộc Bộ Tài chính mà trực thuộc Tổng cục Thuế. Nếu mô hình này ra đời, sẽ hoạt động hiệu quả hơn vì không tạo ra áp lực cho NNT do không phải đến cơ quan công quyền nhà nước khi có nhu cầu cần được cung cấp các dịch vụ thuế, trong trường này, NNT sẽ cởi mở khi chia sẻ thông tin và đưa ra các yêu cầu. Đồng thời, việc giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật thuế cũng như cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế sẽ được khách quan hơn, không bị chi phối bởi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước như cơ chế hiện nay. Ngoài ra, đứng trên góc độ quản lý sẽ đảm bảo tách bạch rõ ràng chức năng quản lý nhà nước của cơ quan thuế với hoạt động cung cấp dịch vụ của các trung tâm.

Khi trung tâm ra đời, bên cạnh việc trả lời trực tiếp, trả lời qua văn bản, email, cần phải xây dựng việc trả lời qua hệ thống điện thoại. Muốn làm tốt vấn đề này, cần phải xây dựng các hệ thống ngân hàng câu hỏi, những tình huống thường hay xảy ra vướng mắc đối với người nộp thuế. Có như vậy, khi người nộp thuế có nhu cầu, sẽ được đáp ứng kịp thời. Mặt khác, sẽ thiết lập các hệ thống tổng đài trả lời, tư vấn thuế tự động, hoạt động giống như mô hình của tổng đài điện thoại hiện nay, trong trường hợp phát sinh cụ thể các vướng mắc khác với các dữ liệu tích hợp sẵn có thì hệ thống sẽ tự động kết nối từ người cần hỏi đến các chuyên gia tư vấn của trung tâm. Mặt khác, hệ thống tư vấn được thiết kế sao cho có thể ghi âm toàn bộ nội dung cuộc trao đổi, hỗ trợ để có thể kiểm soát thời lượng, nội dung câu hỏi cũng như phòng chống các tiêu cực xảy ra và nâng cao chất lượng hỗ trợ của cơ quan thuế.

Một vấn đề đặt ra là khi trung tâm ra đời thì bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của người nộp thuế sẽ thực hiện nhiệm vụ như thế nào và mối quan hệ với trung tâm ra sao? Với đặc điểm của Việt Nam như hiện nay, việc ra đời trung

tâm hỗ trợ tập trung, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của cơ quan thuế cấp trên chỉ còn nhiệm vụ là giải đáp thắc mắc về quy trình, cơ chế chính sách cho cơ quan thuế cấp dưới, mọi vướng mắc của người nộp thuế được thực hiện bởi trung tâm hỗ trợ tập trung. Ngoài ra, bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cấp trên có có nhiệm vụ hướng dẫn, xây dựng chương trình và triển khai tuyên truyền về chính sách pháp luật cho cơ quan thuế cấp dưới cũng như bộ phận tuyên truyền hỗ trợ cấp dưới.

Tuy nhiên, lựa chọn mô hình trung tâm hỗ trợ người nộp thuế như thế nào để phù hợp và mang lại hiệu quả ở Việt Nam cần phải có lộ trình tương ứng với lộ trình cải cách quản lý thuế, điều kiện vật chất, kỹ thuật và ý thức tự giác cũng như trình độ của người dân. Ví dụ, trước mắt sẽ chỉ có 1 trung tâm để hỗ trợ người nộp thuế ở mọi nơi của cả nước, khi đó trung tâm sẽ tiếp nhận yêu cầu và giải đáp thông qua hệ thống mạng điện tử. Nhưng trong thời gian lâu dài, trên cơ sở thí điểm 01 trung tâm tập trung như ban đầu có thể thành lập các trung tâm ở các vùng, các khu vực địa lý (hiện nay ở Việt Nam có 8 vùng là Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Sông hồng, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Tây Nam bộ) nhất là các vùng có khó khăn về hệ thống thông tin, trình độ của người nộp thuế còn hạn chế. Trên phương diện tổ chức, các trung tâm này nên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Thuế. Quy mô của Trung tâm và các bộ phận khác của Trung tâm đặt ở một số địa phương như thế nào sẽ phụ thuộc vào nhiệm vụ và nhu cầu cung cấp dịch vụ hỗ trợ của người nộp thuế trong từng thời kỳ nhất định.

Khi thành lập trung tâm này cần lưu ý một số vấn đề như sau: Phải có sự tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền của Trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế với Bộ phận có nhiệm vụ tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế; Cần quy định rõ mối quan hệ giữa trung tâm và bộ phận hỗ trợ người nộp thuế; Trung tâm sẽ bao gồm các chuyên gia giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ có phẩm chất tốt, có thể là các chuyên gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; Cần quy định rõ các dịch vụ mà Trung tâm có trách nhiệm cung

cấp, các dịch vụ cung cấp miễn phí và có thể có dịch vụ được thu tiền; Có chế độ tiền lương phù hợp và chế độ đãi ngộ hợp lý khác.

Hai là, cần pháp lý hóa các nội dung liên quan đến quá trình cơ quan thuế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w