Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 145 - 148)

T Chỉ tiêu Đ/v Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

4.2.2.1.Hoàn thiện cơ sở pháp lý

Điều chỉnh về dịch vụ thuế hiện nay được thể hiện tại Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007 (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế đã được Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 4 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/7/2013), tiếp đến Thông tư số 28/2008/TT-BTC ngày 03/04/2008 hướng dẫn việc đăng ký hành nghề, quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và Thông tư số 117/2012/TT-BTC ngày 19/7/2012 hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đã có quy định về điều kiện thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ thuế, các hoạt động và trách nhiệm pháp lý của các tổ chức này. Tuy nhiên, các quy định còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, triển khai thực hiện từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa kịp thời và đồng bộ, muốn khẩn trương phát triển các tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ về thuế trước hết là phải hoàn thiện cơ sở pháp lý. Mặt khác căn cứ vào kết quả khảo sát của Tổng cục Thuế tháng 11/2012, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cần phải hoàn thiện pháp luật cho hoạt động cung cấp dịch vụ thuế, cụ thể: Đối

với 405 cán bộ thuế được khảo sát, tỷ lệ này là 82%; đối với 136 đại lý thuế, con số này là 83%. Một số vấn đề cụ thể cần giải quyết bao gồm:

Một là, hoàn thiện các quy định về việc cho phép thành lập và hoạt động của các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế, cụ thể là:

- Cần quy định rõ hơn điều kiện thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế: ngoài điều kiện về số lượng nhân viên được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục thuế trong các đại lý thuế, cần quy định rõ hơn các điều kiện khác nữa như: điều kiện về vốn điều lệ; điều kiện về trách nhiệm vật chất và trách nhiệm khác khi các đại lý cung cấp các dịch vụ kém chất lượng hoặc thông tin không chính xác, gây ra cho người nộp thuế thiệt hại vật chất, uy tín và các thiệt hại khác.

- Thay vì thi tuyển cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế 1 lần/năm như hiện nay, cần phải thực hiện mô hình thi tuyển thường xuyên (3 tháng/lần hoặc 1 tháng/1 lần) với bộ đề trắc nghiệm và thí sinh thực hiện bài thi trên máy tính, việc chấm điểm được tiến hành tự động. Toàn bộ quá trình thi tuyển cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được quản lý bởi một trung tâm độc lập với Tổng cục Thuế (có thể đặt ở Hội Tư vấn thuế Việt Nam).

- Bổ sung thêm một số hình thức tổ chức đại lý thuế, ngoài loại hình doanh nghiệp làm đại lý thuế theo quy định của pháp luật hiện nay nên bổ sung thêm một số hình thức tổ chức cung cấp dịch vụ thuế khác nữa phù hợp với xu thế thị trường và nhu cầu đa dạng về cung cấp dịch vụ thuế. Chẳng hạn như: cá nhân cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính được phép cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế và các tổ chức khác nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Nguyên tắc thu phí và một số mức phí được thu khi cung cấp dịch vụ thuế.

Hai là, tiếp tục cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức đang kết hợp cung cấp dịch vụ thuế với các dịch vụ tài chính, kế toán hay không, nếu để tồn

tại hoạt động như hiện nay cần quy định rõ thêm các điều kiện về trách nhiệm trước nhà nước, trước khách hàng.

Ba là, cần quy định nguyên tắc xác định trách nhiệm của tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ làm thủ tục về thuế (đại lý thuế) khi thực hiện các cam kết với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế, làm giảm số thuế phải nộp, vi phạm chế độ hoá đơn, chứng từ… Các đại lý thuế có trách nhiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ với người nộp thuế, đồng thời cũng chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý. Đó là các trách nhiệm hành chính (bị phạt hành chính; phạt tiền; hạn chế hành nghề hoặc cấm hành nghề đại lý thuế); và trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự và đủ yếu tố cấu thành tội phạm: thất thoát số tiền thuế lớn, thông đồng với người nộp thuế để trốn thuế, gian lận hoá đơn, chứng từ để hoàn thuế, hưởng miễn, giảm thuế…

Bốn là, trách nhiệm cụ thể của tổ chức cung cấp dịch vụ thuế được xác định trong hợp đồng với người nộp thuế, nhưng trên phương diện quản lý nhà nước cần khẳng định giới hạn trách nhiệm của các tổ chức này trong hoạt động của họ, vì theo Luật Doanh nghiệp hiện hành có 2 hình thức trách nhiệm tài sản đó là trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn. Trong trường hợp vốn điều lệ các doanh nghiệp đăng ký ở mức tối thiểu, nhưng họ lại gây ra thiệt hại lớn cho người thuê dịch vụ khai thuế, hoặc họ cố ý vi phạm làm thất thoát khoản tiền thuế lớn của nhà nước, thì giới hạn trách nhiệm như thế nào cần được nghiên cứu quy định rõ để đảm bảo quyền lợi của người thuê dịch vụ và Nhà nước.

Năm là, quy định các dịch vụ thuế do các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế thực hiện và các dịch vụ do cơ quan thuế thực hiện. Có những dịch vụ thuế bất kỳ tổ chức nào cũng có thể cung cấp, nhưng có những dịch vụ chỉ có doanh nghiệp mới được cung cấp cho người nộp thuế.

Sáu là, mở rộng thêm các hình thức hoạt động của đại lý thuế, như hoạt động tư vấn thuế; hoạt động phổ biến, giới thiệu pháp luật thuế. Các hoạt động này có thể thu tiền hoặc không thu tiền tuỳ thoả thuận của các bên.

Bảy là, trước mắt từ nay đến năm 2015 cần nâng cấp hình thức văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế từ Thông tư như hiện nay lên cấp Nghị định của Chính phủ nhằm nâng cao tính hiệu lực của chế tài áp dụng và điều chỉnh. Dẫn chứng cho vấn đề này, đối với Đại lý hải quan, văn bản điều chỉnh là Nghị định của Chính phủ, trước đây là Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16/6/2005, hiện nay là Nghị định số 14/2011/NĐ-CP ngày 16/02/2011. Trong giai đoạn 2016 - 2020 cần phải xây dựng Luật đại lý thuế, lý do xây dựng Luật Đại lý thuế là vì: Luật này có đối tượng điều chỉnh riêng (các đại lý thuế, Hiệp hội đại lý thuế, mối quan hệ giữa đại lý thuế với Hiệp hội đại lý và các doanh nghiệp, cá nhân người nộp thuế, các vấn đề liên quan đến lợi ích của đại lý thuế và lợi ích của người nộp thuế…); có mục tiêu điều chỉnh riêng (quản lý đại lý thuế, phát triển dịch vụ thuế, nâng cao hiệu lực quản lý thuế); xây dựng Luật nhằm quy định rõ hơn các quyền và trách nhiệm pháp lý liên quan đến đại lý thuế, đặc biệt là các chế tài áp dụng trong trường hợp đại lý thuế hoặc người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế. Bên cạnh đó, trong Luật đại lý thuế cũng cần quy định rõ hơn vai trò, vị trí và chức năng của Hiệp hội Tư vấn thuế (cơ quan hiện nay được giao nhiệm vụ là đầu mối liên kết hoạt động của đại lý thuế) trong việc giám sát, quản lý đại lý thuế và nâng cao số lượng, chất lượng của đại lý thuế.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 145 - 148)