Đối với cơ quan thuế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Cơ quan thuế cung cấp dịch vụ thuế công cho cộng đồng xã hội xuất phát từ vị trí, vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách. Đó là tất cả các dịch vụ do cơ quan thuế cung cấp cho NNT để họ có thể hiểu về chính sách, pháp luật, thủ tục thuế và tự nguyện tuân thủ thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Bên cạnh việc là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, đời sống dân cư và góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội; thuế nói chung, quản lý thuế nói riêng đều hướng đến mục tiêu quan trọng là huy động đầy đủ, kịp thời nguồn lực cho NSNN và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Do vậy, để đánh giá chất lượng và hiệu quả của dịch vụ thuế do cơ quan thuế cung cấp, chúng ta xem dưới các tiêu thức như sau:

(i) Tỷ suất chi phí dành cho việc cung cấp dịch vụ thuế công so với tổng số thu do cơ quan thuế thực hiện qua các năm

Xuất phát từ nguyên lý hiệu quả của công tác quản lý là phần chênh lệch giữa kết quả thu lại và chi phí quản lý cần bỏ ra. Trong trường hợp này, để đánh giá hiệu quả của dịch vụ thuế công, cần thiết phải đánh giá chi phí dành cho việc cung cấp dịch vụ (đây là một bộ phận cấu thành trong chi phí quản lý thuế) và kết quả mang lại, đó chính là số thu do cơ quan thuế thực

hiện (thu nội địa), bởi cũng giống như các chức năng, biện pháp quản lý thuế khác, một trong những mục đích cuối cùng của việc cung cấp dịch vụ thuế là hướng đến đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo cho việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các nguồn lực vào quỹ ngân sách tập trung của Nhà nước.

Công thức áp dụng là : CFi

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)