Yêu cầu phát triển dịch vụ thuế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 131 - 133)

T Chỉ tiêu Đ/v Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

4.1.3. Yêu cầu phát triển dịch vụ thuế

Phát triển dịch vụ thuế cả về quy mô và chất lượng cần phải đảm bảo thực hiện được các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, đảm bảo tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ thuế công. Tính hiệu quả là một trong những tiêu chí hàng đầu của mọi hoạt động quản lý. Với tư cách là một chức năng quản lý của cơ quan thuế, việc cung cấp dịch vụ thuế công cũng phải đạt được yêu cầu này. Tính hiệu quả trong cung cấp dịch vụ thuế công (đã được đề cập ở Chương 2) thể hiện ở những khía cạnh chủ yếu sau: Giảm chi phí hành chính của bộ phận cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế; Giảm chi phí tiếp cận và sử dụng dịch vụ thuế công của người nộp thuế; Đảm bảo tư vấn, hướng dẫn đúng để không làm thiệt hại về lợi ích vật chất đối với cả Nhà nước và người nộp thuế; Đảm bảo tính hiệu quả về sử dụng thời gian trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn, giải đáp, hướng dẫn, giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của người nộp thuế, trong đó tỷ lệ văn bản tồn đọng phải

được giảm thiểu; Thỏa mãn tốt nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của người nộp thuế khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ công, các đơn thư khiếu nại, tố cáo của người nộp thuế phải được giảm thiểu, hạn chế phát sinh.

Thứ hai, tạo giao diện rộng trong tiếp cận dịch vụ thuế công. Kinh tế càng phát triển, sẽ kéo theo có rất nhiều loại người nộp thuế khác nhau, đa dạng, phong phú cả về loại hình, mô hình tổ chức, địa điểm hoạt động, tính chất ngành nghề, mức độ hiểu biết pháp luật, trình độ hiểu biết… Các nhu cầu về dịch vụ thuế công của người nộp thuế cũng rất đa dạng. Khả năng tiếp cận, thời gian sử dụng, phương thức tiếp cận dịch vụ thuế công của mỗi người nộp thuế cũng rất khác nhau. Bởi vậy, để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của những đối tượng đa dạng, phong phú như trên, yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển dịch vụ thuế công là phải đảm bảo tạo ra giao diện rộng trong tiếp cận dịch vụ thuế công. Yêu cầu này sẽ đặt ra những đòi hỏi về hình thức, phương thức cung cấp dịch vụ thuế công cũng như chi phối các giải pháp về tổ chức bộ máy cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế.

Thứ ba, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ thuế của người nộp thuế. Đây chính là yêu cầu về chất lượng của dịch vụ thuế, cả dịch vụ công và dịch vụ tư. Với dịch vụ thuế công, việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ thuế của người nộp thuế là đòi hỏi tất yếu của việc thực hiện chức năng hỗ trợ người nộp thuế, tạo điều kiện tốt nhất để người nộp thuế tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế. Thỏa mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ thuế công hàm chứa nhiều yêu cầu cụ thể như: đảm bảo thời gian, đảm bảo tính chính xác trong nội dung dịch vụ (ví dụ như tư vấn đúng, giải đáp đúng bằng văn bản hoặc trực tiếp, hướng dẫn chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu…), giữ thái độ đúng mực trong giao tiếp với người nộp thuế…

Với dịch vụ thuế tư, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu dịch vụ thuế là nguyên tắc “vàng” trong kinh doanh vì chỉ có như vậy tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thuế mới có thể mở rộng thị trường dịch vụ và duy trì nền khách hàng bền vững. Đây lại là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các tổ chức, cá nhân kinh

doanh dịch vụ thuế. Yêu cầu này chi phối đến nhóm các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng của dịch vụ thuế.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w