Góp phần tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 46)

B i= x 100% W

2.2.1.4.Góp phần tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế

Bình đẳng là mục tiêu xã hội loài người đã và luôn luôn hướng đến, là tiêu chuẩn quan trọng cần đạt được trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Môi trường kinh doanh bình đẳng là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư và thái độ lao động. Tạo bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế là mục tiêu quan trọng cần hướng tới để góp phần tạo ra môi trường đầu tư lành mạnh.

Dịch vụ thuế có thể góp phần hướng tới mục tiêu tạo sự bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế thông qua các cách thức cụ thể sau:

- Bằng việc cung cấp các dịch vụ tập huấn, giải đáp vướng mắc, phát hành ấn phẩm, sản xuất các chương trình truyền hình chuyên sâu… công tác cung cấp dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế đã mở ra một giao diện rộng và phong phú để mọi người nộp thuế có điều kiện tìm hiểu về pháp luật thuế như nhau. Những người không muốn di chuyển có thể lựa chọn tiếp cận dịch vụ thông qua điện thoại. Những người không sử dụng điện thoại, ti vi… có thể tiếp cận dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế… Không có bất kỳ một rào cản nào cản trở việc tiếp cận dịch vụ thuế công do cơ quan thuế cung cấp, trừ những méo mó không mong đợi trong quá trình thực thi do biện pháp tổ chức và con người cụ thể gây ra. Thêm vào đó, dịch vụ thuế công là dịch vụ không thu phí, vì vậy, chi phí không phải là một cản trở tiếp cận dịch vụ thuế công đối với mọi người nộp thuế. Như vậy, có thể thấy, nhu cầu tìm hiểu pháp luật thuế được cung ứng bình đẳng cho mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội.

- Bằng việc tổ chức các hội nghị đối thoại và tiếp nhận giải quyết công khai các vướng mắc cả trực tiếp và bằng văn bản, cơ quan thuế tạo ra điều kiện tiếp cận và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật thuế. Qua đó, tạo cơ hội bình đẳng và thuận lợi để tiếp nhận và giải quyết nhu cầu này.

- Bằng việc quản lý các hoạt động dịch vụ thuế thông qua một hành lang pháp lý, nhà nước đảm bảo sự bình đẳng trong quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ thuế tư và người sử dụng dịch vụ thuế tư, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng và hợp pháp của cả doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thuế và các tổ chức, cá nhân mua dịch vụ thuế.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 45 - 46)