Thực trạng cung cấp dịch vụ thuế tư

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 110)

T Chỉ tiêu Đ/v Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm

3.2.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ thuế tư

3.2.2.1. Thực trạng cung cấp dịch vụ thuế tư

Có thể nói hoạt động kinh doanh dịch vụ thuế tư của Việt Nam nhìn chung đang còn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Trước năm 2007, việc cung cấp các dịch vụ thuế được thực hiện bởi một số đơn vị trong số các công ty kiểm toán, công ty tư vấn về tài chính, kế toán và các công ty tư vấn luật, trong đó nội dung chủ yếu của dịch vụ thuế được cung cấp là tư vấn thuế, lập báo cáo thuế... Doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ thuế chỉ chiếm tỷ

trọng rất nhỏ trong tổng số doanh thu của các doanh nghiệp này và khách hàng sử dụng dịch vụ thuế cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số khách hàng của những công ty này.

Từ tháng 7/2007 đến nay, cùng với việc thực hiện thống nhất và đồng bộ cơ chế tự khai, tự nộp; Luật Quản lý thuế ra đời, đã xác lập hành lang pháp lý cho hoạt động cung cấp dịch vụ thuế. Theo đó, người nộp thuế có thể thực hiện các thủ tục về thuế thông qua các đại lý thuế. Căn cứ này đã tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển dịch vụ thuế ở nước ta. Như vậy, sau khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, việc cung cấp dịch vụ thuế, bên cạnh các công ty kiểm toán, kế toán, tư vấn luật, sẽ được thực hiện chủ yếu bởi các đại lý thuế. Người nộp thuế có thể ký kết hợp đồng với các đại lý thuế để được cung cấp các dịch vụ về đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm, gia hạn thuế…

Thực tế đến nay số lượng các đại lý thuế ở nước ta vẫn còn khá khiêm tốn. Theo số liệu của Tổng cục Thuế, tính đến tháng 11/2012 cả nước mới có 1.250 người được cấp chứng chỉ hành nghề làm dịch vụ thủ tục về thuế, trong số đó chỉ có 233 người làm việc trong 100 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế (100 đại lý thuế) [20]. Con số này quá nhỏ bé so với các quốc gia khác trong khu vực, ví dụ như ở Malaysia, đại lý thuế ra đời từ rất sớm, từ năm 1967, tính đến năm 2006 đã có tới 2.500 đại lý thuế đăng ký hoạt động [43]; [44]. Ở Nhật Bản, tính đến cuối tháng 3 năm 2011 có 2.140 đại lý thuế là pháp nhân và 72.039 cá nhân làm dịch vụ thuế (số lượng người gần bằng số cán bộ của cơ quan thuế trên phạm vi toàn quốc) [27], [53]. Ở Úc, từ năm 2003 đã có đến 250.000 tổ chức, cá nhân làm dịch vụ thuế, trong đó cá nhân chiếm 52% [28], [42]. Trong số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế ở Việt Nam, chỉ có một vài công ty lớn và có số lượng nhân viên đại lý thuế nhiều, như: Công ty TNHH Một thành viên Tư vấn thuế Deloitte Việt nam (06 người có chứng chỉ hành nghề); Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn kế toán thuế Đồng Nai (7 người có chứng chỉ hành nghề); Công ty TNHH Kiểm toán

Kreston ACA VietNam (05 người), còn lại hầu hết là các doanh nghiệp chỉ có 2-3 người có chứng chỉ.

Từ diễn biến trên có thể thấy, ban đầu, số lượng các chủ thể tham gia cung cấp dịch vụ thuế chưa nhiều, hình thức tư vấn thuế cũng chưa đa dạng, phần lớn các dịch vụ về thuế đã được cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực kiểm toán và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, tư vấn tài chính, tư vấn luật như các công ty tư vấn tài chính, các công ty tư vấn tài chính kế toán, công ty tư vấn luật,…Trong mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều kéo theo sự gia tăng người nộp thuế, và cùng với sự thay đổi cơ chế quản lý thu thuế sang cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã tạo điều kiện cho dịch vụ tư vấn thuế phát triển, nhu cầu về tư vấn thuế có xu hướng tăng lên và số lượng các chủ thể cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cũng gia tăng đáng kể, bao gồm cả các tổ chức và các cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn thuế. Năm 2010, cả nước chỉ có 41 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thủ tục về thuế, sang năm 2011 con số này là 87 doanh nghiệp và năm 2012 là 100 doanh nghiệp. Số lượng người được cấp chứng chỉ hành nghề làm dịch vụ thủ tục về thuế cũng tăng qua các năm thông qua 03 kỳ thi tuyển (tháng 12/2009, tháng 11/2010 và tháng 3/2012) cụ thể: năm 2010 có 587 người được cấp chứng chỉ hành nghề, sang năm 2011 nâng lên thành 815 người và năm 2012 là 1.250 người [20].

Theo báo cáo khảo sát tháng 11/2012 của Tổng cục Thuế khi khảo sát đối với 136 nhân viên đại lý thuế thuộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thủ tục về thuế trên các địa bàn trọng điểm trong cả nước như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, trong số 136 người nêu trên, Giám đốc các công ty cung cấp dịch vụ thuế chiếm 44,6%, Phó Giám đốc chiếm 18,2%, nhân viên đại lý thuế chiếm 37,2% cho kết quả như sau:

- Khi được hỏi về lĩnh vực hoạt động của công ty: Dịch vụ kiểm toán (25% trong tổng số 136 người trả lời là Có, còn lại 75% trả lời là không; Dịch vụ kế toán (46,6% Có và 53,4% Không); Dịch vụ làm thủ tục về thuế (81,2% Có và 18,8% Không).

Như vậy, có thể thể thấy rằng các công ty mà 136 nhân viên này làm việc chủ yếu thực hiện cung cấp dịch vụ làm thủ tục về thuế, từ đó tạo ra mẫu lựa chọn (ít nhất đại diện cho hơn 50% số doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ, tư vấn thuế trên địa bàn cả nước) đáng tin cậy, phục vụ cho việc khảo sát, đánh giá sát tình hình thực tiễn.

- Tổng vốn kinh doanh của doanh: Dưới 0,5 tỷ đồng (37,1%), từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng (23,5%), từ 1 cho đến dưới 5 tỷ đồng (28,8%), trên 5 tỷ đồng (10,6%). Số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chủ yếu là khoảng từ 2-5 người/doanh nghiệp (chiếm 97,7% số người được hỏi trả lời Có).

Chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ có quy mô vốn dưới 0,5 tỷ và số nhân viên có chứng chỉ hành nghề trong một doanh nghiệp thấp, số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ chiếm tỷ trọng bé, chỉ trên 10%. Như vậy có thể thấy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế tư (Đại lý thuế) ở Việt Nam đều là những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, năng lực tài chính còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên đại lý, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn, chất lượng dịch vụ thuế được cung cấp.

- Loại hình dịch vụ thủ tục mà doanh nghiệp đang cung cấp, chủ yếu là khai thuế (84,8%), quyết toán thuế (75,7%), đăng ký thuế (54,5%).

- Khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp này là C.ty TNHH (97%), C.ty CP (77%), còn lại đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước đạt thấp (chỉ 16% số người được hỏi trả lời là Có), doanh nghiệp có vốn ĐTNN (28%), cá nhân/hộ kinh doanh (20,6%); Số doanh nghiệp kinh doanh lỗ chiếm 45,1%, hòa vốn là 9,7%, lãi là 45,2%.

Cũng trong chương trình khảo sát nêu trên, trên cơ sở khảo sát tại 438 doanh nghiệp và 105 hộ/cá nhân kinh doanh, câu hỏi đưa ra là “khi có vướng mắc, khó khăn thì đơn vị/cá nhân liên hệ với cơ quan nào”, kết quả cho là: 96,7% (đối với doanh nghiệp) và 98,9% (hộ/ cá nhân) sẽ liên hệ với cơ quan thuế; Còn lại chỉ có 3,3% doanh nghiệp và 1,1% hộ/cá nhân sẽ đến đại lý thuế. Có 4,1% số doanh nghiệp được hỏi cho biết rằng đã sử dụng dịch vụ thuế, 3,7% đang sử dụng, còn lại 92,2% chưa bao giờ sử dụng dịch vụ làm thủ tục về thuế, con số này đối với hộ/cá nhân kinh doanh 96%. Con số này cho thấy mức độ, sức thu hút của đại lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là chưa cao, chưa tạo ra niềm tin, sức lôi cuốn để họ sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp [14].

Thông qua số liệu khảo sát nêu trên về tình hình cung cấp dịch vụ thuế ở khu vực tư, có thể thấy thị trường cung cấp dịch vụ thuế của khu vực tư ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Sự chưa phát triển của thị trường này thể hiện ở các giác độ như sau: Thứ nhất, số lượng các doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ thuế tính đến thời điểm hiện nay còn quá ít so với yêu cầu thực tế, chỉ bằng 0,021% số doanh nghiệp đang thực hiện kê khai, thuộc diện quản lý của cơ quan thuế (100 DN/460.000 DN), chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ cả về vốn kinh doanh cũng như số lượng các nhân viên có chứng chỉ hành nghề làm dịch vụ thủ tục về thuế, điều này ảnh hưởng đến năng lực thực hiện các hợp đồng tư vấn có giá trị lớn, những đơn vị kinh doanh cần tư vấn mà có quy mô lớn. Vấn đề này kéo theo hệ quả là khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuế ở Việt Nam sẽ chỉ là các công ty CP, công ty TNHH có quy mô nhỏ, trình độ của bộ máy kế toán còn nhiều hạn chế, qua đó đại lý thuế cũng không có điều kiện nâng cao tay nghề, trình độ do ít được có cơ hội tiếp xúc với những hồ sơ vụ việc tư vấn có quy mô lớn, độ phức tạp cao ở các Tập đoàn, Tổng công ty, DNNN hoặc doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Đồng thời, vấn đề này cũng kéo theo kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh không mấy khả quan, qua khảo sát thực tế cho thấy số

doanh nghiệp lãi bằng với số doanh nghiệp lỗ (khoảng 45% số khảo sát). Thứ hai, số lượng các doanh nghiệp cũng như các cá nhân/hộ kinh doanh sử dụng dịch vụ thuế tư quá ít (chỉ 4,6% đã sử dụng dịch vụ), một con số như đã nêu ở trên quá nhỏ bé so với thực tế. Điều này cũng bởi vì khi phát sinh khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ, pháp luật thuế, người nộp thuế dường như có thói quen muốn liên hệ với cơ quan thuế nhiều hơn hoặc muốn tự mình thực hiện các thủ tục về thuế mà không cần đến sự tư vấn, giúp đỡ của các doanh nghiệp đại lý thuế. Rõ ràng, trong trường hợp này vai trò của đại lý thuế chưa được phát huy hết giá trị, người nộp thuế chưa hiểu và họ có lý do để không muốn sử dụng dịch vụ được cung cấp bởi các doanh nghiệp này. Vấn đề tồn tại này sẽ làm cho sức ép gia tăng lên cơ quan thuế trong việc phải đón tiếp, trả lời các vướng mắc phát sinh, gia tăng khối lượng công việc phải thực hiện, nhất là trong bối cảnh đang sắp xếp, bố trí hoặc cơ cấu lại nguồn nhân lực, đây rõ ràng là một thách thức lớn, bởi trở ngại ở việc khi phát sinh nhiều công việc liên quan đến tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cơ quan thuế trong một số trường hợp sẽ không thực hiện kịp thời các yêu cầu của người nộp thuế, chất lượng phục vụ sẽ bị giảm sút, từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến tính tuân thủ, ý thức tự giác của người nộp thuế cũng như ảnh hưởng đến tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý thuế nói chung.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thuế ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w