1. Các nội dungcần giám sát trong thực hiện ngân sách nhà nước cấp huyện, cấp xã
Giám sát NSNN là việc theo d i, kiểm tra thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm xác định tình trạng NSNN, từ đó phát hiện sớm các vấn đề và có hướng xử lý kịp thời. Giám sát NSNN góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN. Kết quả giám sát NSNN chỉ ra mức độ chấp hành, tuân thủ những luật lệ, quy chế, chính sách quản lý tài chính của Nhà nước; cơ cấu NSNN,… trên cơ sở đó, khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quản lý và sử dụng NSNN của cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát.
Nội dung giám sát trong lĩnh vực ngân sách bao gồm: (1) Dự toán NSNN; (2) phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán và các đơn vị sử dụng ngân sách; (3) quá trình chấp hành NSNN; (4) phê chuẩn quyết toán NSNN.
Trong các kỳ họp HĐND, các đại biểu thực hiện thảo luận và chất vấn về các vấn đề ngân sách, nên chú ý các nội dung sau:
a. Thảo luận và chất vấn về thu NSNN
Thảo luận và chất vấn về thu NSNN nên tập trung vào:
- Tính đầy đủ và hợp lý của các khoản thu NSNN so với dự toán, so với kỳ trước và trong tình hình phát triển kinh tế. Đánh giá chính sách thu ngân sách trong mối quan hệ với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (huyện, xã);
- Tỷ trọng thu ngân sách từ thuế phí, lệ phí với các khoản thu khác; - Các nguồn thu có vai trò quan trọng (tỷ trọng lớn);
- Các nguồn thu có biến động lớn (tốc độ tăng trưởng lớn);
- Tình hình nợ thuế, thất thu thuế ở các khu vực và ở các lĩnh vực;
- Các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp để hoàn thành dự toán thu NSNN. b. Thảo luận và chất vấn về chi ngân sách cấp huyện, xã
Thảo luận và chất vấn về chi ngân sách cần tập trung vào:
- Cơ cấu chi ngân sách và sự chuyển dịch của cơ cấu chi ngân sách. Quan hệ giữa thu từ thuế, phí với chi thường xuyên.
- Tính đầy đủ và hợp lý của các khoản chi ngân sách so với dự toán, so với kỳ trước và trong tình hình phát triển kinh tế. Đánh giá chính sách chi ngân sách trong mối quan hệ với các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
- Chi ngân sách với việc thực hịên các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện, xã; khả năng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;
- Khả năng vốn đầu tư công từ nguồn NSNN cho các công trình, dự án. Số dự án công trình đã và đang triển khai? các công trình đã hoàn thành, các công trình dở dang, chuyển tiếp, số vốn đã giải ngân, số vốn còn nợ đọng…;
- Tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng ngân sách của huyện hay xã.
c. Giám sát về dự toán ngân sách cấp huyện, ngân sách xã
Giám sát dự toán ngân sách cần tập trung đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm hiện hành và các giải pháp thực hiện. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách năm hiện hành là căn cứ để xây dựng dự toán ngân sách năm sau.
Các nội dung giám sát như nội dung phần (a) và (b).
d. Giám sát về phân bổ ngân sách cấp huyện, ngân sách xã
Khi tiến hành giám sát phân bổ ngân sách cần đánh giá trên các mặt: - Nguyên tắc phân bổ, tính công bằng, hợp lý và tích cực;
- Căn cứ phân bổ nhiệm vụ chi cho các cơ quan, đơn vị đó theo đúng định mức phân bổ do HĐND tỉnh quyết định chưa? Nhiệm vụ giao cho năm kế hoạch; tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị dự toán và sử dụng ngân sách trong năm trước;
- So sách dự toán năm trước và ước thực hiện năm hiện hành; xem xét, so sánh mức phân bổ chi cùng một lĩnh vực, cú tính chất phổ biến (như chi quản lý nhà nước) giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc;
- Giám sát số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu của huyện cho các xã, đảm bảo công bằng, hợp lý giữa các xã; thể hiện sự ưu tiên cho các xã nghèo cũng như khuyến khích các địa phương có tiềm năng phát triển nhanh.
đ. Giám sát quá trình chấp hành dự toán
Giám sát quá trình chấp hành dự toán chú trọng vào: - Chấp hành chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách;
- Tổ chức thu các khoản thu nộp ngân sách qua hệ thống Kho bạc; - Thanh toán các khoản chi ngân sách qua hệ thống Kho bạc; - Thực hiện cơ chế tài chính tại các đơn vị sử dụng ngân sách.
e. Giám sát quá trình lập, thẩm định, xét duyệt và phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện, xã
Giám sát quá trình lập, thẩm định, xét duyệt và phê chuẩn quyết toán ngân sách cần:
- Căn cứ vào dự toán đã được HĐND quyết định;
- Căn cứ vào Báo cáo của UBND về tình hình thực hiện dự toán ngân sách của năm quyết toán;
- Kiến nghị chỉ đưa vào quyết toán những khoản thực thu, thực chi qua NSNN; xuất toán những khoản tạm ứng, thu và chi trái quy định của pháp luật.
2. Phương pháp giám sát thực hiện ngân sách nhà nước cấp huyện, cấp xã cấp xã
Giám sát thực hiện ngân sách là việc đại biểu HĐND theo d i, xem xét, đánh giá hoạt động của UBND, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ ngân sách.
Phương pháp giám sát ngân sách bao gồm:
- Giám sát gián tiếp thực hiện bằng cách theo d i việc ban hành các quyết định, báo cáo của UBND về điều hành, quản lý ngân sách;
- Giám sát trực tiếp thông qua các hoạt động:
+ Nghe và đánh giá báo cáo dự toán, phương án phân bổ, đánh giá thực hiện tại kỳ họp HĐND;
+ Tổ chức đoàn giám sát;
+ Cử thành viên Đoàn giám sát đi xác minh các vấn đề tài chính - ngân sách;
+ Xem xét, xử lý các kiến nghị của cử tri.
Để hoạt động giám sát ngân sách đạt hiệu quả, nên xác định 03 giai đoạn trong quá trình giám sát, và mỗi một giai đoạn cần làm r , mục đích, yêu cầu và nội dung, phương pháp giám sát…