Trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong quản lý nhà nước về an sinh xã hộ

Một phần của tài liệu 4. TL Ban Kinh te - xa hoi HDND xa nhiem ky 2021-2026 (Trang 108 - 109)

I. Khái quát về an sinh xã hội và trách nhiệm của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong quản lý nhà nước về an sinh xã hộ

2. Trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong quản lý nhà nước về an sinh xã hộ

(1) Chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro trên thị trường lao động thông qua các chính sách đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tín dụng, tạo việc làm, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững.

(2) Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro về sức khỏe khi ốm đau, tai nạn, tuổi già và khi bị thất nghiệp thông qua các hình thức, cơ chế bảo hiểm xã hội để bù đắp một phần thu nhập bị mất hoặc bị suy giảm.

(3) Chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ đột xuất và hỗ trợ thường xuyên cho người dân khắc phục các rủi ro khó lường, vượt quá khả năng kiểm soát như mất mùa, đói nghèo.

(4) Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu, bao gồm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp lý.

2. Trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong quản lý nhà nước về an sinh xã hội an sinh xã hội

Trách nhiệm của chính quyền cấp huyện trong quản lý nhà nước về an sinh xã hội như sau:

Thứ nhất, đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y

tế44 :

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình HĐND cùng cấp quyết định;

- Bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định;

43Xem: GS, TS Lê Ngọc Hùng, TS Nguyễn Ngọc Anh, Chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam - Thực trạng và một số vấn đề đặt ra, http://lyluanchinhtri.vn/, truy cập 15/12/2019 một số vấn đề đặt ra, http://lyluanchinhtri.vn/, truy cập 15/12/2019

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Thứ hai, đối với vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm:

- Xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu từ dưới lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập Ban Chỉ đạo của huyện (gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp) để chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án45

.

- Thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương46.

Thứ ba, tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng

đồng; nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; trợ giúp xã hội khẩn cấp và chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trong phạm vi thẩm quyền.

- Xem xét, quyết định thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện theo quy định47

.

- Quyết định hỗ trợ chi phí điều trị người bị thương nặngnặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác tại địa phương48

.

- Quyết định giao trẻ em cho cơ sở trợ giúp xã hội thuộc cấp huyện quản lý thực hiện chăm sóc thay thế.

Thứ tư, đối với người có công với cách mạng49

:

45

Xem thêm: Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

Một phần của tài liệu 4. TL Ban Kinh te - xa hoi HDND xa nhiem ky 2021-2026 (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)