II. Một số kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về an sinh xã hội ở cấp huyện, cấp xã
53 Xem thêm: Pháp lệnhƯu đãi người có công với cách mạng 2020.
phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên, ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước; ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Giám sát các điều kiện, tiêu chuẩn, chi trả trợ cấp đối với từng nhóm đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
- Giám sát việc thực hiện các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa;
- Giám sát việc sử dụng các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Hiện nay có rất nhiều nguồn: nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, biếu, tặng chi, ủng hộ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước, các nguồn lực hợp pháp khác.
- Giám sát công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
- Giám sát việc tiếp nhận hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin và thông tin về mộ liệt sĩ thuộc địa bàn quản lý.
- Giám sát công tác thống kê về người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng.
- Giám sát việc lập hồ sơ, quản lý sửa chữa, tu bổ, thường xuyên chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ thuộc địa bàn quản lý. Công trình ghi công liệt sĩ là công trình lịch sử, văn hóa để tôn vinh, tri ân liệt sĩ và giáo dục truyền thống cách mạng phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, phong tục, tập quán của từng địa phương, bảo đảm trang nghiêm, mỹ quan, bền vững.Công trình ghi công liệt sĩ bao gồm: nghĩa trang liệt sĩ; đài tưởng niệm liệt sĩ; đền thờ liệt sĩ; nhà bia ghi tên liệt sĩ.
- Giám sát việc việc chi trả chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
4. Giám sát các nội dung khác
Bên cạnh việc giám sát quản lý nhà nước về an sinh xã hội trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội, chính sách xóa đói, giảm nghèo, chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, đại biểu HĐND cấp huyện và cấp xã thực hiện giám sát các nội dung khác liên quan đến quản lý nhà nước về an sinh xã hội gắn với năm trụ cột của hệ thống an sinh xã hội đó là: (i) Việc làm, thu nhập và giảm nghèo; (ii) Bảo hiểm xã hội; (iii) Trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; (iv) Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin) và (v) Hệ thống cung cấp dịch vụ công về an sinh xã hội thông qua công tác xã hội chuyên nghiệp.
Với tác động từ thiên tai, dịch bệnh, vấn đề an sinh xã hội càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Việc giám sát của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã đối với các nội dung quản lý nhà nước về an sinh xã hội, vì vậy, ngày càng mở rộng về diện, về nhóm đối tượng, về các nhóm chính sách an sinh xã hội. Trong từng nhóm chính sách an sinh xã hội, với từng nhóm đối tượng, cần có sự giám sát cụ thể để đảm bảo các chính sách được thực hiện đúng đối tượng, đúng định mức, đúng thời điểm, khẳng định ý nghĩa của chính sách an sinh xã hội. Điều này đòi hỏi đại biểu HĐND cần phải cập nhật, nâng cao hiểu biết về chế độ, chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, đại biểu cần tăng cường tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến từ các nhóm đối tượng thụ hưởng, chịu tác động của chính sách an sinh xã hội để có thông tin thực tiễn phục vụ có hiệu quả công tác giám sát của đại biểu, công tác giám sát của HĐND cấp huyện đối với quản lý nhà nước về an sinh xã hội. Bên cạnh đó, HĐND cấp huyện, cấp xã có cơ sở để định hướng thiết kế các chương trình trợ giúp theo hướng linh hoạt, đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân bị rủi ro và cộng đồng; bảo đảm hỗ trợ kịp thời người yếu thế, nhóm yếu thế và cộng đồng việc khắc phục rủi ro do dịch bệnh và thiên tai.