Nhận diện một số vi phạm trong quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở địa phương

Một phần của tài liệu 4. TL Ban Kinh te - xa hoi HDND xa nhiem ky 2021-2026 (Trang 149 - 154)

dục, y tế ở địa phương61

1. Các vi phạm trong quản lý nhà nước về văn hóa

Trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa các vi phạm như: các cơ sở hoạt động khi chưa được cấp phép, chưa đảm bảo đầy đủ các điều kiện để hoạt động, chưa tuân thủ đúng quy định về phòng cháy nổ, chưa đảm bảo đúng thời gian hoạt động theo quy định, vi phạm về hợp đồng lao động sử dụng các nhân viên (như cơ sở karaoke, vũ trường, nhà hàng, khách sạn…)

Trong quản lý nhà nước về di sản văn hóa, các vi phạm trong công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa chưa đảm bảo giữ nguyên giá trị gốc, làm mất đi nét kiến trúc cổ đặc trưng, có không ít di tích là các đền, chùa sau khi trùng tu bị biến dạng trong tổng thể cảnh quan. Mặt khác, chưa quản lý tốt nên các vi phạm bên hành lang, ô nhiễm môi trường xung quanh di tích như hoạt động kinh doanh các dịch vụ ăn uống, lấn chiếm hàng lang khu di tích.

Trong chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", các vi phạm thường xảy ra ở việc bình xét danh hiệu gia đình văn hóa, làng bản

61 Nội dung này mang tính gợi ý, tham khảo. Đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giáo biên soạn cần nghiên cứu thực tế địa phương để biên soạn, bảo đảm phù hợp thực tế giám sát quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y cứu thực tế địa phương để biên soạn, bảo đảm phù hợp thực tế giám sát quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở địa phương.

khu phố văn hóa, xã văn hóa, phường văn minh đô thị…chưa đảm bảo đúng tiêu chí, đúng quy trình; vi phạm trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội còn gây lãng phí; vi phạm các quy định của pháp luật, các quy định của quy ước, hướng ước ở địa phương; chưa phù hợp với thuần phong mỹ tục ở địa phương.

2. Các vi phạm trong quản lý nhà nước về giáo dục

Trong quản lý dạy thêm, học thêm, một số cơ sở dạy thêm, học thêm thường vi phạm các quy định của pháp luật như chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; dạy thêm, học thêm tràn lan chưa đúng quy định về đối tượng người dạy và người học; chưa công khai niêm yết các khoản thu dạy thêm, học thêm; các điều kiện cơ sở vật chất, phòng học chưa đảm bảo chất lượng dạy thêm, học thêm; vi phạm của một số nhà giáo trong ứng xử với các học sinh không đi học thêm.

Trong chỉ đạo hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản kinh phí dành cho giáo dục, vi phạm khi thu và chi các nguồn từ xã hội hóa, đặc biệt thu quỹ của Ban đại diện cha mẹ học sinh có lúc, có nơi chưa đúng, chưa phù hợp, chưa tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, đặc biệt vào đầu năm học.

Trong quản lý an toàn thực phẩm trong các trường học thường vi phạm trong ký kết hợp đồng với các cơ sở cung cấp thực phẩm chưa đảm bảo an toàn cho học sinh bán trú, gây nên ngộ độc thực phẩm, hoặc các trường chưa đảm bảo các điều kiện an toàn cho học sinh học bán trú; còn chủ quan, lơ là trong kiểm soát các nguồn thực phẩm cung cấp cho trường học.

Trong thực hiện tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm giáo viên có những vi phạm như: chưa công khai minh bạch, chưa đảm bảo công bằng, khách quan trong tuyển dụng, tình trạng chạy chức, chạy quyền; điều động, bổ nhiệm chưa đúng người, đúng vị trí; chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, có nơi còn xảy ra các hiện tượng tiêu cực khác.

Trong quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên địa bàn, những vi phạm như các cơ sở mầm non loại hình nhóm trẻ độc lập hoạt động khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép hoặc cho phép hoạt động; giáo viên chưa đáp

ứng trình độ theo tiêu chuẩn; vi phạm các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; việc tăng học phí tùy tiện chưa đảm bảo sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.

3. Các vi phạm trong quản lý nhà nước về y tế

Trong quản lý các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, những hành vi vi phạm như: một số cơ sở hành nghề y dược tư nhân có chứng chỉ hành nghề nhưng không có giấy phép kinh doanh, không có giấy phép hoạt động; một số phòng khám, quầy thuốc vẫn còn tình trạng bác sĩ, dược sĩ vắng mặt không thực hiện uỷ quyền theo quy định, việc mở sổ sách theo d i hoạt động mua bán thuốc, niêm yết giá thuốc không đầy đủ; cơ sở khám chữa bệnh tư nhân chưa chấp hành các quy chuẩn về chuyên môn: quy mô, không gian khám chữa bệnh nhỏ hẹp, bố trí chưa hợp lý; công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; việc xử lý rác thải, nước thải y tế, mẫu bệnh phẩm còn hạn chế... những hành vi vi phạm khi tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý chưa đúng quy định hoặc chưa kiên quyết, chưa dứt điểm...

Trong thực hiện chính sách BHYT, những vi phạm như tình trạng sai thông tin trên thẻ, cấp chậm, trùng thẻ bảo hiểm y tế; việc xử lý tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH; sự phối hợp với các cơ quan trong thực hiện giám định bảo hiểm y tế; phân biệt trong khám chữa bệnh giữa bệnh nhân bảo hiểm y tế và bệnh nhân theo yêu cầu, tình trạng này cùng với y đức chưa được cải thiện đã góp phần làm cho bảo hiểm y tế gặp khó khăn trong việc mở rộng độ bảo phủ. Hoạt động tuyên truyền về bảo hiểm y tế còn hình thức, chưa thực hiện thường xuyên, liên tục; chưa có mạng lưới cộng tác viên sâu rộng đến các cộng đồng dân cư; chưa xác định nhóm đối tượng cần tập trung trong tuyên truyền, vận động. Các cơ quan chức năng chưa xử lý các sai phạm theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Trong quản lý an toàn thực phẩm, các vi phạm trong kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở giết mổ, sử dụng thuốc trong bảo quản nông sản, thủy sản, chế biến và kinh doanh động vật, sản phẩm động vật.

Trong thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, vi phạm trong việc xác định chưa đúng các đối tượng được thụ hưởng chính sách, mức hưởng thụ như đối tượng nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật…

Trong thực hiện phòng chống dịch bệnh có nơi có lúc còn chủ quan, lơ là chưa chủ động trong phối hợp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt dịch Covid-19 vi phạm trong chỉ đạo thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch; vi phạm các nguyên tắc phòng chống dịch, trong các khâu truy vết, khoanh vùng, dập dịch; vi phạm trong quản lý các nguồn kinh phí (từ NSNN và từ đóng góp của nhân dân) để phòng chống dịch.

CÂU HỎI THẢO LUẬN62

1. Phân tích vai trò của đại biểu HĐND trong giám sát hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở địa phương?

2. Phân tích những khó khăn trong việc giám sát quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở địa phương (nơi đại biểu HĐND công tác)? Giải pháp nào để khắc phục khó khăn đó?

3. Làm r những hạn chế trong quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở địa phương. Đại biểu HĐND cần làm gì để nâng cao hiệu quả quản lý các lĩnh vực đó ở địa phương? Liên hệ thực tế hoạt động của cá nhân đại biểu HĐND.

4. Các yêu cầu đối với đại biểu HĐND trong giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở địa phương (nơi đại biểu HĐND công tác)?

5. Kinh nghiệm của cá nhân đại biểu HDND trong việc giám sát các hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở địa phương (nơi đại biểu HĐND công tác)?

62Giảng viên có thể đưa ra những câu hỏi thảo luận/tình huống phù hợp với thực tế của địa phương, nhu cầu học viên và điều kiện lớp học. viên và điều kiện lớp học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO DÀNH CHO HỌC VIÊN63

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).

3. Luật Giáo dục năm 2019.

4. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009.

5. Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

6. Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của HĐND (nơi đại biểu HĐND công tác).

63Giảng viên cập nhật, giới thiệu thêm những tài liệu tham khảo khác cho học viên, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và khả năng tìm kiếm tài liệu của học viên. của địa phương và khả năng tìm kiếm tài liệu của học viên.

Một phần của tài liệu 4. TL Ban Kinh te - xa hoi HDND xa nhiem ky 2021-2026 (Trang 149 - 154)