Giám sát quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp huyện, cấp xã

Một phần của tài liệu 4. TL Ban Kinh te - xa hoi HDND xa nhiem ky 2021-2026 (Trang 145 - 147)

II. Một số kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế ở cấp huyện, cấp xã

2. Giám sát quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp huyện, cấp xã

Nội dung giám sát hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương nên tập trung vào những vấn đề sau:

a. Giám sát hoạt động quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, các nguồn xã hội hóa để phát triển giáo dục ở địa phương

Giám sát quản lý, sử dụng kinh phí từ NSNN đầu tư cho giáo dục ở địa phương, việc phân bổ NSNN, thu chi NSNN cho giáo dục trên địa bàn; bao gồm công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đối với các trường học và đối với phòng giáo dục và đào tạo.

Giám sát quản lý, sử dụng các nguồn lực huy động theo chủ trương xã hội hóa: Huy động từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tại các cơ sở giáo dục (các khoản thu theo quy định, các khoản thu tự nguyện).

b. Giám sát việc quản lý các hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và học sinh ở các cơ sở giáo dục (công lập và tư thục) trên địa bàn theo phân cấp quản lý

Giám sát việc chỉ đạo hoạt động chăm sóc sức khỏe học đường: hoạt động của đội ngũ cán bộ y tế trường học trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh, chính sách đãi ngộ cho nhân viên y tế học đường, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên trách y tế trường

học, nguồn kinh phí dành cho y tế trường học, sự phối hợp liên ngành trong triển khai hoạt động y tế trường học.

Giám sát việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn cho các cơ sở giáo dục thực hiện bán trú trên địa bàn, nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học, góp phần đảm bảo sức khỏe cho học sinh trên địa bàn.

Giám sát việc quản lý các điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ em và học sinh bán trú tại trường như các điều kiện về cơ sở vật chất, chỗ ăn, chỗ nghỉ trưa cho học sinh.

c. Giám sát thực hiện các chế độ, chính sách giáo dục cho học sinh trên địa bàn, đặc biệt đối với các đối tượng chính sách như: học phí, học bổng, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ ăn trưa bán trú tại trường,… cho con em gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình nghèo, vùng sâu, cùng xa, hải đảo,…

d. Giám sát thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên trên địa bàn, đặc biệt giáo viên mầm non, giáo viên diện hợp đồng để từ đó có những đề xuất kiến nghị đảm bảo chế độ, chính sách và tạo động lực cho đội ngũ giáo viên này.

đ. Giám sát việc kiểm tra thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục trên địa bàn như đảm bảo điều kiện về trình độ, năng lực phải đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên của từng cấp học theo quy định và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy mô lớp học phù hợp với quy định của ngành giáo dục.

e. Giám sát hoạt động quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn để đảm bảo giáo viên và cơ sở dạy thêm tuân thủ đúng quy định của pháp luật về dạy thêm, học thêm; đáp ứng nhu cầu và yêu cầu của học sinh và phụ huynh. Giám sát việc cấp phép cho các cơ sở dạy thêm trong nhà trường và ngoài nhà trường.

g. Giám sát việc chỉ đạo thực hiện công tác xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; củng cố chất lượng phổ cập giáo dục trên địa bàn bao gồm phổ cập giáo dục mầm non, đảm bảo trẻ 5 tuổi phải đến trường; phổ cập tiểu học; phổ cập trung học cơ sở và đảm bảo các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục trên địa bàn.

h. Giám sát các hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân về giáo dục nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề bức xúc, những vấn đề nhân dân quan tâm trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn.

Một phần của tài liệu 4. TL Ban Kinh te - xa hoi HDND xa nhiem ky 2021-2026 (Trang 145 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)