Khái quát quản lý nhà nước về đô thị và trách nhiệm của chính quyền quận, phường trong quản lý nhà nước về đô thị

Một phần của tài liệu 4. TL Ban Kinh te - xa hoi HDND xa nhiem ky 2021-2026 (Trang 91 - 96)

quyền quận, phường trong quản lý nhà nước về đô thị

1. Khái quát quản lý nhà nước về đô thị

a. Một số khái niệm

Đô thị: Theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung

dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn.

Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, tiến trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra mạnh mẽ, số lượng dân cư đô thị ngày càng tăng và số lượng dân cư nông thôn giảm. Theo thống kê dân số năm 2019, trong 10 năm từ 2009 đến 2019, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và rộng khắp tại nhiều địa phương đã tác động làm gia tăng dân số ở khu vực thành thị. Dân số khu vực thành thị ở Việt Nam năm 2019 là 33.059.735 người, chiếm 34,4%; ở khu vực nông thôn là 63.149.249 người, chiếm 65,6%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ trọng dân số khu vực thành thị tăng 4,8%.38

Quy hoạch xây dựng đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Hoạt động xây dựng gồm: Lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công

trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Công trình xây dựng:Là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.

Trật tự đô thị: là sự sắp xếp, bố trí, tổ chức các bộ phận chức năng của đô thị theo một trình tự, quy tắc nhất định trên địa bàn đô thị bao gồm toàn bộ các hoạt động trên địa bàn đô thị; nhằm đảm bảo quá trình phát triển đô thị luôn trong tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật, kỷ cương.

Việc thiết lập trật tự đô thị là việc làm cần thiết, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quá trình tồn tại và phát triển của đô thị. Trật tự này được hình thành trên cơ sở các quy định do các cơ quan chức năng ban hành và tổ chức thực hiện nhằm định hướng, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia các quan hệ trật tự đô thị và xây dựng phát triển ở đô thị theo các chuẩn mực chung.

Trật tự xây dựng đô thị:Là sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định các hoạt động về xây dựng các công trình trong đô thị nhằm đảm bảo tất cả các hoạt động đó được thực hiện một cách đồng bộ theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật, tạo ra tính thống nhất, cân đối, hài hoà giữa các yếu tố cấu thành đô thị, góp phần đảm bảo đô thị phát triển bền vững, trường tồn.

b. Quản lý nhà nước về đô thị

Dưới góc độ của quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về đô thị tại địa phương là hoạt động của các cơ quan trong bộ máy chính quyền dựa trên các quy định pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong xây dựng đô thị, đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn và vệ sinh đô thị, phục vụ cho cuộc sống cộng đồng dân cư đô thị theo các mục tiêu đã đề ra.

Các nội dung chính của quản lý nhà nước về đô thị thường tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Xây dựng, ban hành các quy định về trật tự đô thị và quản lý trật tự đô thị (xây dựng thể chế pháp lý để quản lý đô thị) theo thẩm quyền;

- Xây dựng quy hoạch đô thị;

- Tổ chức bộ máy quản lý đô thị từ trung ương tới địa phương;

- Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện các hoạt động quản lý đô thị;

- Tổ chức các hoạt động kiểm soát (thanh tra, kiểm tra, giám sát) trật tự đô thị và tiến hành xử lý các vi phạm trật tự đô thị.

2. Trách nhiệm của chính quyền quận, phường trong quản lý nhà nước về đô thị về đô thị

a. Trách nhiệm của chính quyền quận

- Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân quận trong quản lý nhà nước về đô thị

Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định các nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND cấp huyện trong đó có HĐND quận bao gồm: tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền; tài nguyên, môi trường; quyết định các biện pháp phát triển hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; sự nghiệp thông tin, thể thao, văn hóa,… giám sát việc tuân thủ pháp luật ở địa phương, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND cấp huyện; giám sát hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp… Như vậy, HĐND quận có nhiệm vụ ban hành các quy định quyết định về quản lý đô thị và thực hiện giám sát quản lý nhà nước về đô thị theo thẩm quyền được phân công.

Ở các địa bàn được thí điểm tổ chức chính quyền đô thị (Đà Nẵng, Hà Nội) hay tổ chức chính quyền đô thị (Thành phố Hồ Chí Minh) trong nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhiệm vụ của chính quyền các cấp cũng có sự điều chỉnh cần thiết39

. - Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận trong quản lý đô thị

39

Xem thêm: Nghị quyết số 97/2019/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, Nghị định số 32/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số số 97/2019/QH14; Nghị quyết số 119/2020/QH14, Nghị định số 34/2021/NĐ-CP về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết số 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nghị định số 33/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 131/2020/QH14.

Theo quy định hiện hành, trách nhiệm của UBND quận trong quản lý đô thị bao gồm:

+ Quản lý phát triển theo quy hoạch các khu đô thị mới trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý; công bố công khai đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.

+ Quản lý đất dành cho xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị theo thẩm quyền;

+ Phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố trực thuộc trung ương, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị cấp tỉnh;

+ Tổ chức lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý theo thẩm quyền;

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông và không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; quản lý dân cư trên địa bàn quận theo phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên;

+ Tổ chức điều tra, đánh giá thực trạng về điều kiện hạ tầng xã hội - các công trình về nhà ở trên địa bàn quản lý, để xác định khu vực, nhà ở cần phải cải tạo trong đô thị;

+ Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và các cơ quan có liên quan về nội dung và kế hoạch cải tạo đô thị;

+ Lập danh mục các dự án cải tạo đô thị và đưa vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền đô thị theo giai đoạn 5 năm và hàng năm, để làm cơ sở bố trí nguồn vốn và tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch;

+ Công khai chương trình, kế hoạch cải tạo hàng năm để tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện và giám sát thực hiện;

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn;

+ Quản lý quỹ đất đô thị theo thẩm quyền; việc sử dụng quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị; quản lý nhà đô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; sử dụng quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để phát triển nhà ở tại đô thị; chỉ đạo kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong việc xây dựng nhà ở tại đô thị;

+ Chỉ đạo sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ, du lịch đô thị; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị;

+ Chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ, ùn tắc giao thông trên địa bàn.

Để thực hiện các nhiệm vụ này, tại UBND quận được tổ chức Phòng Quản lý đô thị. Phòng này chịu trách nhiệm:

- Tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông.

- Tổ chức kiểm tra, đề xuất và xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, quản lý quy hoạch, xây dựng, quản lý nhà và công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố và thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố giao theo quy định của pháp luật.

b. Trách nhiệm của chính quyền phường - Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân phường

Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND phường được quy định tại Điều 61.

Ở những địa phương được tổ chức chính quyền đô thị (thành phố Hồ Chí Minh) và thí điểm tổ chức chính quyền đô thị (Hà Nội và Đà Nẵng), do không còn HĐND cấp xã nên một số nhiệm vụ quản lý đô thị trước đây thuộc nhiệm vụ của UBND phường, thị trấn sẽ do HĐND quận hoặc HĐND Thành phố (đối với Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường

UBND phường trong lĩnh vực quản lý đô thị thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường.

- Theo thầm quyền, quản lý quỹ đất trên địa bàn, quỹ đất đô thị phục vụ cho việc xây dựng công trình hạ tầng đô thị; quản lý việc kinh doanh nhà ở; kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống dân cư đô thị.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự công cộng, an toàn giao thông; phòng, chống cháy, nổ, ùn tắc giao thông trên địa bàn.

- Tổ chức kiểm tra, xử lý (theo thẩm quyền) hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, quản lý quy hoạch, xây dựng, quản lý nhà và công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố và thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp giao theo quy định của pháp luật.

II. Một số kỹ năng giám sát quản lý nhà nước về đô thị ở quận, phường1. Giám sát quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông ở quận,

Một phần của tài liệu 4. TL Ban Kinh te - xa hoi HDND xa nhiem ky 2021-2026 (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)